Skip to content

Chuyên chế tác TƯỢNG THÁNH ĐẸP thờ phụng tại các đền thờ đặc biệt tại miền Bắc Việt Nam, những bức tượng thánh đẹp được chế tác bởi nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng, kích thước đa dạng, sơn phủ bề mặt bền. Gỗ tự nhiên vĩnh cửu, làm tôn vinh giá trị tâm linh của hệ thống thần linh tam phủ tứ phủ.

Hệ thống thần linh Tam – Tứ phủ là để chỉ hệ thống thần thánh Việt Nam cùng vị trí của họ trong thần điện của tín ngưỡng thờ Tam – Tứ Phủ. Với đặc thù là tín ngưỡng dân gian và có tính mở, trải qua thời gian, số lượng các vị Thánh cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, về cơ bản thứ tự của các hàng thờ tự như sau:

Phía dưới (hạ ban) bao giờ cũng có Ngũ Hổ (năm ông Hổ) và thượng xà có hai Ông Lốt (hai ông rắn). Ngoài ra còn có quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, cùng ngàn vạn thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong Tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng hiện.

Đại diện hàng chư Phật có Phật bà Quan Âm ở hàng cao nhất, rồi sau đó đến Ngọc hoàng Thượng đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. Hai vị này có gốc tích từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thỉnh đồng người ta không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.

Sau Ngọc hoàng là đến hàng Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ, xanh, trắng đại diện cho từng cõi: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (hóa thân của bà là Mẫu Liễu Hạnh, cõi trời),Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (cõi rừng núi),Mẫu Đệ Tam Thoải phủ (cõi nước)… Tuy nhiên, theo cơ sở khảo cứu các huyền tích và các bản văn chầu, khoa cúng thì người ta cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu),Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Sau Tam Tòa Thánh Mẫu là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu bà, rồi đến Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô, Thánh Cậu.

Xét theo chiều dọc, hệ thống tứ phủ thần linh tuân thủ một quy tắc phân chia tương đối thống nhất theo ba cõi: cõi trời (Thiên phủ),cõi rừng núi (Nhạc phủ) và cõi nước (Thoải phủ) và cõi đất (Địa phủ). Trong đó chúng ta nhận ra trong mỗi thứ bậc các vị thần, thánh, quan, chầu, hoàng tử, cô cậu ở miền nào dựa vào màu sắc, quần áo, trang phục tương đương. Ví dụ, Thiên phủ tương ứng với màu đỏ (Mẫu Thượng Thiên, Quan Đệ nhất, Chầu Đệ nhất, Ông Hoàng Cả, Cô Chín, Cậu cả),Nhạc phủ tương ứng với màu Xanh lá cây và màu chàm, Thoải phủ tương ứng với màu trắng, địa phủ tương ứng với màu vàng.

Trên đây chỉ là một hệ thống tâm linh sơ lược nhất nhằm cung cấp một bộ khung tối giản để người tìm hiểu tiện theo dõi. Tuy nhiên, khi tìm hiểu Đạo Mẫu, cần lưu ý một điều, có rất nhiều biến thể trong vô vàn các khía cạnh của Đạo Mẫu ở những vùng miền khác nhau trên đất nước, phản ánh khác biệt về đời sống vật chất và tinh thần của mỗi địa phương. Điều đó thể hiện tính chất dân gian, cởi mở, dễ thích nghi của Đạo Mẫu trong quá trình phát triển và thực hành của mình.

Việc thờ Thánh đối với những quý khách có duyên bà phù hộ thỉnh về thờ tại gia, cơ sở sản xuất đồ thờ Thông Hồng xin được giới thiệu về quy trình chế tác và điêu khắc các bức tượng thánh đẹp theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu của khách hàng & Tư vấn của nghệ nhân Thông Hồng

Giới thiệu các mẫu tượng có sẵn qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo;

Giới thiệu các kích thước tiêu chuẩn của các pho tượng Thánh mẫu, Thánh cô, thánh cậu... phổ biến tại các chùa chiền, nơi thờ phụng;

Chọn vật liệu chính sử dụng cho pho Tượng: Đây là khâu quan trọng để đục tượng. Vật liệu từ xa xưa dùng để chế tác tượng Phật hay được làm bằng gỗ mít, đây là chất liệu thường được sử dụng trong các đình chùa. Ngày nay tượng phật có thể được làm từ nhiều loại gỗ cao cấp như gỗ trắc, gỗ mun, gỗ hương thậm chí là gỗ sưa và hoàng đàn. Tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của khách hàng mà Thông Hồng sẽ lựa chọn gỗ phù hợp.

Thống nhất vật liệu hoàn thiện của pho Tượng như phủ sơn bóng, sơn giả cổ, hay sơn son thếp vàng, mạ vàng quỳ, men đá, men rạn...

Thống nhất với khách hàng trong trường hợp khách hàng có thể tiến hành làm lễ trì chú của Gỗ trước khi nghệ nhân chế tác.

Giai đoạn 2: Chế tác & điêu khắc tượng Phật

Bước 1: Chế tác bản mộc

Đây là bước đầu tiên của quá trình hình thành một bức tượng phật. Những nghệ nhân của Đồ thờ Thông Hồng sẽ tạo dáng thô cho pho tượng. Ở bước này, chúng tôi gia công phần đầu, mặt tượng trước tiên, đục phác thảo các khối đầu, hốc mắt  rồi tới  trán, mũi, môi, v.v… Các nghệ nhân thường làm theo lối chế tác nhanh nhất bằng cách thực hiện đó là phân đôi khối đầu, thường lấy đường vạch thẳng bổ giữa sống mũi, xong đục một bên mặt trước; tiếp đó lấy sống mũi làm trục đối xứng, cuối cùng đục nốt nửa phần còn lại và đối chiếu với các chi tiết bên kia cho đối xứng. Trên khuôn mặt tượng các nghệ nhân chế tác tại Thông Hồng cũng phân chia ra thành từng mảng, từng diện: khoảng cách giữa hai con mắt, nhất là từ chân tóc tới chân mày, chiều dài của sống mũi, bề rộng của cánh mũi, hoặc khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, hay độ dày của môi.v.v…Tính toán sau để toát lên được các góc cạnh trang nhã phong cách nghiêm trang, thông thái hoặc tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 2: Điêu khắc chi tiết

Sau khi đã định hình được kiểu dáng của tượng, và đục sơ khai để phác thảo bức Tượng (lấy dáng chung) những người thợ lành nghề sẽ sẽ đi những đường nét chính, đục chạm liền một lượt suốt từ diện tượng đến bệ tượng rồi đến khâu đục chi tiết, những người thợ tạc tượng cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là bước quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành một pho tượng. Trong khi đục vẫn phải phân chia những mảng khối, từng khoảng cách và đảm bảo những tỷ lệ “quân bình”, cân xứng của các pho tượng thánh đẹp trong ban thờ Mẫu. 

Bước 3: Đục chạm, đẽo gọt & tạo điểm nhấn

Sau bước 2 là khâu gọt tượng, nạo tượng, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn pho tượng. Đây là bước hoàn thiện các đường nét, các chi tiết để tạo nên một bức tượng phật Sơn Đồng bằng gỗ hoàn chỉnh, tạo nên được tuỳ khí của pho tượng ví dụ như tượng Thánh Mẫu với nét mặt hiền từ bao dung nhưng vẫn cần nghiêm trang của bậc mẫu nghi thiên hạ. Ở bước này, nghệ nhân của Thông Hồng sẽ sử dụng lọai đục dẹt, mỏng để tách từng chi tiết sao cho toát lên được vẻ anh tú và tinh anh của gương mặt ngài. Gọt nạo được coi là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn ở bước 4 tiếp theo.

Bước 4: Công tác sơn lót & sơn phủ bề mặt tượng

Bước cuối cùng khá quan trọng, những bức tượng sau khi được chạm trổ kỹ càng và đánh mịn, bỏ hết những lớp gỗ gồ ghề trên bề mặt. Sau khi làm mịn phủ sơn bảo vệ và mạ vàng cho sản phẩm khiến cho bức tượng sáng bóng, đẹp và có hồn hơn bao giờ hết. Bước này cũng cần tỉ mỉ, cẩn thận và chau chuốt để thể hiện hồn của bức tượng

Trên đây là  Quy trình chế tác tượng thánh đẹp tại cơ sở Thông Hồng làng nghề Sơn Đồng, chúng tôi mong muốn thông qua bài viết này sẽ giúp khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn về quá trình ra đời của những bức tượng Thánh trang nghiêm và thanh tịnh là không hề đơn giản mà rất công phu, mất nhiều thời gian chế tác và chứa đầy tính nghệ thuật của làng nghề thủ công Sơn Đồng.