Bộ hoành phi câu đối, cửa võng cho nhà thờ họ
Cửa võng và hoành phi câu đối nhà thờ thể hiện cho lòng thành kính và nhớ ơn của con cháu, nhân dân đối với các bậc cha ông, tổ tiên và các vị thần phật.
Ý nghĩa hoành phi câu đối, cửa võng trong không gian thờ
Hoành phi câu đối
Hoành phi câu đối được treo nhằm gợi nhớ, ca tụng và tôn vinh công đức của tổ tiên, đồng thời giúp tăng thêm vẻ uy nghi và trang trọng của không gian thờ. Bộ hoành phi câu đối thường được treo tại không gian thờ hoặc phòng thờ gia đình, nhà thờ họ, đình chùa,... vừa để thể hiện lòng thành kính với các bậc bề trên, vừa để giáo dục con cháu, người dân về lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, sự nhân nghĩa, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, yêu quê hương,...
Bộ hoành phi câu đối nhà thờ không chỉ mang tính văn hóa và lễ nghi mà còn mang đậm giá trị nghệ thuật dân gian của người Việt. Bên cạnh những dòng chữ ở chính giữa, hoành phi câu đối nhà thờ còn được trang trí và điêu khắc hình ảnh mai điểu, tứ linh, tứ quý,... lồng ghép hoặc viền xung quanh bộ hoành phi câu đối, thể hiện những mong ước của con người, đồng thời góp phần lưu giữ văn hóa nghệ thuật dân gian.
Trong không gian thờ, bức hoành phi được treo ở vị trí cao nhất và ở chính giữa, hướng ra ngoài và đặt nghiêng một góc khoảng 25 - 30 độ. Câu đối được treo hai bên không gian thờ một cách cân xứng, thấp hơn bức hoành phi một chút, thường được treo trên cột, tường hoặc hai bên cửa nhà thờ.
Cửa võng
Cửa võng (hay còn được gọi là Y Môn) được tạo bởi 3 khung gỗ ghép lại, khung ở giữa có phần họa tiết võng xuống như hình chữ M nên được gọi là cửa võng. Theo quan niệm dân gian, cửa võng đóng vai trò như tấm rèm ngăn cách không gian bên ngoài với không gian thờ bên trong, vừa để đảm bảo sự thanh tịnh và linh thiêng, vừa để ngăn những nguồn năng lượng xấu từ bên ngoài xâm nhập vào không gian thờ.
Tương tự như hoàng phi câu đối, cửa võng cũng được chạm khắc những bức tranh mang đậm nét dân gian và truyền thống của Việt Nam, hàm chứa những mong ước về cuộc sống an lành, hạnh phúc.
Một số mẫu chữ hoành phi câu đối nhà thờ
Hoành phi
Bạn có thể tham khảo một số câu đề trên bức hoành phi dòng họ:
- Đức Lưu Quang (Ý nghĩa: Đức độ sáng mãi)
- Tất Hữu Hưng (Ý nghĩa: Ắt sẽ hưng thịnh)
- Phụng Tổ Đường (Ý nghĩa: Thờ phụng tổ tiên)
- Bách Phúc Biền Trăn (Ý nghĩa: trăm phúc dồi dào)
- Mộc Bản Thủy Nguyên (Ý nghĩa: cây có gốc, nước có nguồn)
- Ẩm Hà Tư Nguyên (Ý nghĩa: uống nước nhớ nguồn)
- Vạn Cổ Anh Linh (Ý nghĩa: muôn thuở linh thiêng)
- Ngũ Phúc Lâm Môn (Ý nghĩa: năm phúc vào cửa: phú, quý, thọ, khang, ninh)
- Phúc Mãn Đường (Ý nghĩa: phúc đầy nhà)
- Quang Tiền Thùy Hậu (Ý nghĩa: gương sáng người trước, để phúc người sau)
- Tổ Củng Tôn Bồn (Ý nghĩa: Tổ tiên gây dựng, con cháu đắp bồi)
- Hải Đức Sơn Công (Ý nghĩa: công đức như biển rộng núi cao)
Câu đối
Một số mẫu câu đối nhà thờ hay và ý nghĩa bạn có thể tham khảo:
Bách thế bản chi thừa cựu ấm
Thiên thu hương hỏa tráng tân cơ
Phúc sinh phú quý gia đình thịnh
Lộc tiến vinh hoa tử tôn hưng
Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh
Tiên tổ thiên niên phù hậu duệ
Tử tôn hậu thế vọng tiền nhân
Tổ công khai địa quang tiền đại
Tông đức tài bồi dụ hậu côn
Cúc dục ân thâm Đông hải đại
Sinh thành nghĩa trọng Thái sơn cao
Đức đại giáo gia tổ tiên thịnh,
Công cao khai địa hậu thế trường
Phụ mẫu ân nghĩa tồn thiên địa
Tổ khảo tinh thần tại tử tôn
Bản căn sắc thái ư hoa diệp
Tổ khảo tinh thần tại tử tôn
Mộc bản thuỷ nguyên thiên cổ niệm
Thiên kinh địa nghĩa bách niên tâm
Mộc xuất thiên chi do hữu bản,
Thuỷ lưu vạn phái tố tòng nguyên
Tổ đức vĩnh thuỳ thiên tải thịnh
Gia phong hàm lạc tứ thời xuân
Hoa chúc giao tâm hỗ miễn chí
Anh tài huề thủ cộng đồ cường
Một số mẫu cửa võng
Cửa võng mai điểu
Cửa võng mai điểu được chạm khắc hình ảnh hoa mai và chim chóc, thể hiện cho mùa xuân và sức sống mới. Hoa mai là biểu tượng của sự nảy nở và khởi đầu mới, cũng như may mắn và thịnh vượng theo quan niệm phong thủy. Đôi chim mai điểu trên cửa võng tượng trưng cho hạnh phúc và gắn bó lâu dài của một đôi vợ chồng, là biểu tượng của tình yêu và gia đình hòa thuận.
Cửa võng hồng trĩ
Cửa võng hồng trĩ khắc họa hai biểu tượng của văn hóa Việt Nam là hoa hồng và chim trĩ. Hoa hồng, biểu tượng của tình yêu và sự gắn kết giữa con người, kết hợp với hình ảnh chim trĩ, thường được coi là biểu tượng của sự tinh tế và quý phái trong nghệ thuật truyền thống. Chim trĩ thường gắn với hình ảnh phu thê, biểu tượng cho cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và viên mãn. Đồng thời theo truyền thuyết dân gian, chim trĩ cũng là loài chim thể hiện cho lòng yêu nước và nguồn cội. Sự kết hợp của hoa hồng và chim trĩ trên cửa võng thể hiện cho tình cảm gia đình, tình yêu quê hương.
Cửa võng tứ linh
Cửa võng tứ linh mang lại cảm giác uy nghi với họa tiết bốn linh vật cao quý: Long (Rồng),Ly (Kỳ Lân),Quy (Rùa),Phụng (Phượng Hoàng).
Tương truyền, tứ linh bắt nguồn từ Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước, là các linh vật đại diện cho bốn chòm sao, bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và bốn nguyên tố lửa, nước, đất, gió. Cửa võng tứ linh thể hiện sự mong muốn được trời đất bảo hộ và phù phù hộ. Cửa võng tứ linh cũng tượng trưng cho sự hòa hợp trong gia đình và dòng họ, mong muốn cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
Hoành phi câu đối, cửa võng nhà thờ chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng
Cửa võng và hoành phi câu đối nhà thờ chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng thường được điều chỉnh kích thước để phù hợp với không gian thờ và phong thủy của không gian thờ. Các nghệ nhân thường sử dụng thước Lỗ Ban để đo kích thước đồ thờ cẩn thận, tránh phạm phải điều cấm và mang lại điềm xấu cho gia chủ.
Đồ thờ Thông Hồng thường sử dụng các loại gỗ chất lượng cao như gỗ mít, gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gỗ gụ,... để chế tác cửa võng và bộ hoành phi câu đối nhà thờ nhằm đảm bảo về mặt thẩm mỹ, độ bền cao và tuổi thọ cao.
Lớp sơn Đồ thờ Thông Hồng sử dụng bao gồm sơn ta, sơn pu, sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim, đảm bảo lớp sơn phủ đều, không vón cục và làm nổi bật các đường nét của đồ thờ tâm linh.
Cửa võng và bộ hoành phi câu đối nhà thờ của Đồ thờ Thông Hồng có chất lượng rất cao, đảm bảo cả về tính thẩm mỹ và trường tồn nhờ quá trình chế tác cẩn thận đội ngũ nghệ nhân và thợ mộc lành nghề, vật liệu gỗ và sơn chất lượng cao. Thông thường, đồ thờ chế tác tại làng nghề Sơn Đồng nói chung và Đồ thờ Thông Hồng nói riêng thường có tuổi thọ từ vài chục cho đến vài trăm năm, mang lại giá trị tinh thần và nhân văn sâu sắc.
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56