Skip to content
-
Chế tác tượng Quan Âm Thế Chí - Đồ thờ Thông Hồng

Chế tác tượng Quan Âm Thế Chí - Đồ thờ Thông Hồng

Tượng Quan Âm Thế Chí được chế tác tại làng nghề Sơn Đồng đảm bảo chất lượng cao, tuổi thọ lâu đời, mẫu tượng đẹp và đúng chuẩn, thể hiện được phong thái và tinh thần của Quan Âm.

Ý nghĩa thờ tượng Quan Âm Thế Chí

Xa xưa, thời Vô Lượng Đức Tựu An Lạc, khi Đức Phật được biết đến với hiệu là Kim Quang Sư Tử Du Hỷ, có một vị vua với hiệu là Oai Đức, người trị vì dân chúng bằng chánh pháp và được tôn kính với danh xưng Pháp Vương. Ông sùng bái Đức Phật một cách sâu sắc.

Một ngày nọ, khi ngồi thiền tịnh Tam muội, vua Oai Đức chợt thấy hai bông sen nở ra ở hai bên, mỗi bông sen lại có một vị đồng tử. Vua đã dẫn hai vị thần tử đến gặp Đức Phật và lắng nghe pháp. Lúc ấy, vua Oai Đức chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, còn hai vị thần tử ấy chính là Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.

Quan Âm Thế Chí cùng Quan Thế Âm Bồ Tát và Đức Phật A Di Đà thường được gọi là Tây Phương Tam Thánh. Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Quan Âm Thế Chí được hiểu là vị Bồ Tát dùng ánh sáng của trí tuệ để soi khắp các phương giúp giải thoát chúng sanh.

Ý nghĩa tượng Quan Âm Thế Chí với vầng hào quang như ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh thấy rõ những điều xấu xa của bản thân, đồng thời cũng giúp họ loại bỏ những điều xấu xa này và đưa họ về cõi tịnh độ. Người ta thờ tượng Quan Âm Thế Chí nhằm hướng con người đến điều thiện, loại bỏ cái ác, hóa giải tai ương, đồng thời nhắc nhở con người luôn phải dùng trí tuệ, sự sáng suốt khi nhìn nhận sự việc, không để tà niệm, những điều xấu xa che mắt để cuối cùng có thể có được cuộc sống yên bình, thanh tịnh.

Chế tác tượng Quan Âm Thế Chí
Chế tác tượng Quan Âm Thế Chí

Một số lưu ý khi thờ cúng tượng Quan Âm Thế Trí

Khi thờ tượng Quan Âm Thế Chí tại đình chùa hoặc tại nhà, các chủ xây dựng hoặc gia chủ nên lưu ý một số điều sau:

  • Bàn thờ đặt tượng Quan Âm Thế Trí cần hướng ra cửa chính để tạo hiệu quả tích cực đối với linh hồn những người đã khuất trong gia đình. Ngài sẽ cứu độ, giải trừ đau khổ, vương vấn và giúp họ siêu thoát.
  • Tránh đặt bàn thờ Quan Âm ở những vị trí gần nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ hoặc các nơi ẩm thấp, ô uế như góc cầu thang và hướng về phía nhà tắm.
  • Không nên thờ chung các vị thần phật khác cùng với Tây Phương Tam Thánh vì các vị thần thánh vẫn nằm trong lục đạo luân hồi, việc thờ chung có thể gây động chạm, vi phạm điều cấm kỵ trong nhà Phật.
  • Khi thờ Tam Thánh, cần sắp xếp tượng 2 vị Bồ Tát ở 2 bên tượng A Di Đà. Ban thờ nên đặt ở vị trí cao nhất trong không gian thờ, đỉnh tượng Quan Âm Thế Chí phải được đặt cao hơn đỉnh đầu của gia chủ.
  • Lễ vật cúng thường là hoa quả và cần được đặt ngay ngắn trên đĩa. Đồ cúng không được sử dụng cho mục đích khác hoặc cúng cùng với ban gia tiên.
  • Trong trường hợp không gian thờ có cả bàn thờ gia tiên, gia chủ nên bàn thờ ở tường nhà bên trái hoặc phải của bàn thờ Phật. Phật được coi là thầy trong 10 phương 3 cõi chúng sinh, bao gồm cả những người đã khuất, cần sự giác ngộ từ Phật, vì vậy cần đặt bàn gia tiên bên cạnh bàn thờ Phật.
Tượng Quan Âm Thế Chí Sơn Đồng
Tượng Quan Âm Thế Chí Sơn Đồng

Một số thông số kỹ thuật

Kích thước

Kích thước của tượng Quan Âm Thế Chí sẽ phụ thuộc vào không gian và vị trí dự kiến đặt tượng. Để chọn được kích thước phù hợp nhất, gia chủ hoặc chủ thầu xây dựng cần liên hệ đến các xưởng chế tác tượng của làng nghề Sơn Đồng để các nghệ nhân trực tiếp đến khảo sát và đánh giá không gian thờ. 

Bên cạnh yếu tố vừa với vị trí đặt tượng người nghệ nhân còn cần đánh giá các yếu tố khác của không gian thờ như hướng phong thủy, cách bài trí, tính cân đối, màu sắc,... để bức tượng có thể hài hòa với không gian và mang lại điềm lành cho gia chủ.

Vật liệu gỗ

Tại làng nghề Sơn Đồng, tượng Quan Âm Thế Chí thường được chế tác bằng gỗ mít do loại gỗ này có độ mềm dễ chế tác, dễ bám sơn, có độ bền và tuổi thọ lâu đời, ít bị nứt vỡ và giá thành phải chăng.

Ngoài ra, còn có một số loại gỗ khác như gỗ vàng tâm, gỗ gụ, gỗ dổi,... đều có thể dùng để chế tác tượng Quan Âm Thế Chí nhờ những ưu điểm riêng biệt của mỗi loại gỗ. Tượng Quan Âm Thế Chí đẹp

Sơn

Tượng Quan Âm Thế Chí thường được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc để tạo cảm giác uy nghi, trang trọng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn sơn pu để phù hợp với không gian gia đình, mang lại cảm giác mộc mạc, ấm cúng.

Tuổi thọ

Tuổi thọ của bức tượng sẽ phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu chế tác và sơn, cùng với đó là điều kiện môi trường và quá trình bảo quản của gia chủ. Thông thường, các bức tượng Quan Âm Thế Chí chế tác tại Đồ Thờ Thông Hồng sẽ có tuổi thọ từ vài chục đến vài trăm năm.

Họa tiết

Tượng Quan Âm Thế Chí đứng bên phải Đức Phật, tay cầm hoa sen màu xanh, cổ đeo vòng ngọc. Các đường nét và chi tiết tượng được chạm khắc một cách tỉ mỉ, đảm bảo các cử chỉ và biểu cảm có hồn, thể hiện cho tinh thần mà vị bồ tát muốn truyền tải.

Tượng Quan Âm Thế Chí chế tác tại làng nghề Sơn Đồng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tác đồ thờ tâm linh, Đồ Thờ Thông Hồng luôn mang đến cho khách hàng những tác phẩm đồ thờ với chất lượng tốt nhất. 

Với tượng Quan Âm Thế Chí, mỗi chi tiết trên tượng đều được các nghệ nhân của Đồ thờ Thông Hồng chăm chút tỉ mỉ, từ những nụ cười nhẹ nhàng trên khuôn mặt đến những đường nét uyển chuyển trên trang phục. Với vật liệu cao cấp và kỹ thuật chế tác tinh xảo, tượng Quan Âm Thế Chí chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng đảm bảo tuổi thọ lâu đời, vật liệu chế tác chất lượng cao, hoàn thiện sản phẩm đúng hạn,...

Đồ thờ Thông Hồng cam kết luôn đặt uy tín và chất lượng lên hàng đầu, đảm bảo mỗi đồ thờ được chế tác ra đều đi qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo độ hoàn hảo và chắc chắn.

5/5 (1 bầu chọn)