Skip to content
-

Tượng tam tòa thánh mẫu

Chuyên nhận chế tác, gia công tượng tam toà thánh mẫu trên các chất liệu gỗ, đa dạng kích thước, sơn phủ,.. gỗ được xử lý chống co ngót, bảo hành 10 năm.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - Tứ phủ hay còn gọi là Tam toà Thánh Mẫu là loại hình thờ Mẫu rất độc đáo, mang đậm chất văn hoá vô cùng riêng biệt của miền Bắc Việt Nam. Trong đền thờ Mẫu Tam phủ, Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu bao gồm tượng của 3 vị thánh Mẫu đại diện cho vũ trụ, cai quản 3 miền khác nhau là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ.

Việc thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu có ý nghĩa rất quan trọng, sâu sắc không chỉ trong tâm thức của người Việt mà còn trong văn hóa tâm linh của Việt Nam.Trong đền thờ Mẫu Tam phủ, Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu sẽ gồm tượng của 3 vị thánh Mẫu đại diện cho hệ thống sáng tạo vũ trụ, cai quản 3 miền khác nhau là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ. Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ở rất nhiều nơi nhưng hầu hết đều xuất phát từ tấm lòng thành tâm, thành kính của nhân dân với mong muốn "mưa thuận, gió hòa", "thiên thời, địa lợi", gặp nhiều suôn sẻ trong cuộc sống, không sóng gió.

Dọc theo các tỉnh phía Bắc, chúng ta sẽ gặp các đền, điện phủ thờ Mẫu Tam – Tứ phủ với tên gọi Tam Toà Thánh mẫu, là 3 vị thánh Mẫu khác nhau:

  • Mẫu Thượng Thiên còn gọi là vị Mẫu Đệ Nhất cai quản miền trời, có quyền năng tạo ra mưa, gió, sấm chớp tức là cai quản Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi. Mẫu Thượng Thiên chính là bà chúa Liễu Hạnh đã 3 lần giáng trần. Vì là người có quyền năng thống lĩnh tự nhiên, giúp ích lớn cho nền nông nghiệp lúa nước, trồng trọt của nước ta nên đền thờ mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên có ở khắp nơi.
  • Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là vị Mẫu Đệ Nhị nắm quyền năng cai quản miền rừng núi. Bà là vị Thánh Mẫu gắn bó với con người, cây cỏ, chim muông, thú rừng... Nên nơi nào có rừng núi đều có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Khi thăm quan, hành lễ ở các Đền thờ mẫu, ta vẫn thường nhìn thấy hình ảnh vị Mẫu ngồi bên tay trái và mặc áo màu xanh trong 3 pho tượng Tam toà Thánh Mẫu.

tam-toa-thanh-mau-1.jpg (353 KB)

  • Mẫu Thoải còn gọi là Mẫu Đệ Tam (Mẫu Thủy) cai quản miền sông nước, gắn liền với đời sống sông nước của người dân từ xưa tới nay. Tại đền thờ Thánh Mẫu, chúng ta sẽ thường thấy tượng Mẫu Thoải Đệ tam thường tọa phía bên phải của 3 bàn thờ  Tam toà Thánh Mẫu với hình ảnh Mẫu mặc áo trắng.

Tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu nói riêng đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt và được thờ cúng rất long trọng, trang nghiêm cũng như việc thờ tượng Phật, Thánh thần khác. Bộ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ ngang hàng nhau: Mẫu Thượng Thiên ở vị trí cao nhất chính giữa mặc áo màu đỏ, bên phải là tượng Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn mặc áo màu xanh, tương ứng phía bên trái là tượng Mẫu đệ Tam Thoải phủmặc áo màu trắng.

Khi quý khách có nhu cầu chế tác và điêu khắc bộ tượng tam toà Thánh mẫu chúng tôi sẽ tuân theo các quy trình chế tác và điêu khắc tượng tam toà Thánh Mẫu như sau:

Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu của khách hàng & Tư vấn của nghệ nhân Thông Hồng

  1. Giới thiệu các mẫu tượng Tam toà Thánh mẫu có sẵn qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo;
  2. Giới thiệu các kích thước tiêu chuẩn của các pho Tượng Thánh mẫu phổ biến tại các đền thờ Thánh;
  3. Giới thiệu các hoạ tiết phổ biến như tứ linh, tứ quý hoặc theo mẫu của khách;
  4. Chọn vật liệu chính sử dụng cho pho Tượng: Đây là khâu quan trọng để đục tượng. Vật liệu từ xa xưa dùng để chế tác tượng Phật hay được làm bằng gỗ mít, đây là chất liệu thường được sử dụng trong các đình chùa. Ngày nay tượng thánh mẫu có thể được làm từ nhiều loại gỗ cao cấp như gỗ hương, gỗ gụ và hoàng đàn. Tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của khách hàng mà Thông Hồng sẽ lựa chọn gỗ phù hợp.
  5. Thống nhất vật liệu hoàn thiện của pho Tượng như phủ sơn bóng, sơn giả cổ, hay sơn son thếp vàng, mạ vàng quỳ...
  6. Thống nhất với khách hàng trong trường hợp khách hàng có thể tiến hành làm lễ trì chú của Gỗ trước khi nghệ nhân chế tác.

tam-toa-thanh-mau-4.jpg (459 KB)

Giai đoạn 2: Chế tác & điêu khắc tượng Phật

Bước 1: Chế tác bản mộc

Đây là bước đầu tiên của quá trình hình thành một bức tượng phật. Những nghệ nhân của Đồ thờ Thông Hồng sẽ tạo dáng thô cho pho tượng. Ở bước này, chúng tôi gia công phần đầu, mặt tượng trước tiên, đục phác thảo các khối đầu, hốc mắt  rồi tới  trán, mũi, môi, v.v… Các nghệ nhân thường làm theo lối chế tác nhanh nhất bằng cách thực hiện đó là phân đôi khối đầu, thường lấy đường vạch thẳng bổ giữa sống mũi, xong đục một bên mặt trước; tiếp đó lấy sống mũi làm trục đối xứng, cuối cùng đục nốt nửa phần còn lại và đối chiếu với các chi tiết bên kia cho đối xứng.

Bước 2: Điêu khắc chi tiết

Sau khi đã định hình được kiểu dáng của ba pho tượng tam toà Thánh Mẫu, và đục sơ khai để phác thảo bức Tượng (lấy dáng chung) những người thợ lành nghề sẽ sẽ đi những đường nét chính, đục chạm liền một lượt suốt từ diện tượng đến bệ tượng rồi đến khâu đục chi tiết, những người thợ tạc tượng cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là bước quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành một pho tượng. Trong khi đục vẫn phải phân chia những mảng khối, từng khoảng cách và đảm bảo những tỷ lệ “quân bình”, cân xứng của cả bộ ba pho tượng Thánh Mẫu

Bước 3: Đục chạm, đẽo gọt & tạo điểm nhấn

Sau bước 2 là khâu gọt tượng, nạo tượng, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn pho tượng. Đây là bước hoàn thiện các đường nét, các chi tiết để tạo nên một bức tượng phật Sơn Đồng bằng gỗ hoàn chỉnh. Tạo điểm nhấn, khiến bức tượng thật có hồn không còn khô cứng. Ở bước này, nghệ nhân của Thông Hồng sẽ sử dụng lọai đục dẹt, mỏng để tách từng chi tiết sao cho các mảng các khối (chân tay và các ngón của tượng) khỏi “dính” vào nhau; và thể hiện kỹ những đường lượn, những mảng miếng (chỗ nào nổi rõ cần làm nét, làm nổi bật ra, chỗ nào phải “dìm”, phải ẩn đi). Gọt nạo được coi là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn ở bước 4 tiếp theo.

tam-toa-thanh-mau-6.jpg (334 KB)

Bước 4: Công tác sơn lót & sơn phủ bề mặt tượng

Bước cuối cùng khá quan trọng, những bức tượng sau khi được chạm trổ kỹ càng và đánh mịn, bỏ hết những lớp gỗ gồ ghề trên bề mặt. Sau khi làm mịn phủ sơn bảo vệ và mạ vàng cho sản phẩm khiến cho bức tượng sáng bóng, đẹp và có hồn hơn bao giờ hết. Bước này cũng cần tỉ mỉ, cẩn thận và chau chuốt để thể hiện hồn của bức tượng

Trên đây là  Quy trình chế tác tượng Tam toà Thánh Mẫu tại cơ sở Thông Hồng làng nghề Sơn Đồng, chúng tôi mong muốn thông qua bài viết này sẽ giúp khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn về quá trình ra đời của các pho tượng là không hề đơn giản mà rất công phu, mất nhiều thời gian chế tác và chứa đầy tính nghệ thuật của làng nghề thủ công Sơn Đồng.

4/5 (9 bầu chọn)