Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát
Chuyên chế tác tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát bởi nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng, kích thước đa dạng, sơn phủ bề mặt bền. Gỗ tự nhiên vĩnh cửu.
Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ. Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ. Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn. Vì thế trong các ngôi Chùa tại ban thờ Phật, ta thường thấy hai pho tượng Văn Thù Phổ Hiền thường ở hai vị trí bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca. Hãy cùng cơ sở sản xuất đồ thờ Thông Hồng tìm hiểu về sự tích của hai vị Bồ Tát này qua bài viết sau đây.
Phổ Hiền Bồ tát là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa, là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới. Tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác.
Văn thù Bồ tát, thường được gọi tắt là Văn thù cũng có lúc được gọi là Diệu Âm – Người có tiếng nói êm dịu và Diệu Đức đều được hiểu là mọi đức phúc đều tròn đầy. Là vị Bồ tát tiêu biểu cho trí tuệ, Văn thù Bồ tát thường mang trên tay phải một lưỡi gươm có biểu tượng bốc lửa, mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận và đưa con người đến trí tuệ viên mãn.
Là hai pho tượng không thể thiếu tại Chùa và đối với những quý khách có duyên được 2 ngài Văn Thù Phổ Hiền phổ độ thỉnh về thờ tại gia nên cơ sở sản xuất đồ thờ Thông Hồng xin được giới thiệu về quy trình chế tác và điêu khắc tượng Văn Thù Phổ Hiến theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu của khách hàng & Tư vấn của nghệ nhân Thông Hồng
- Giới thiệu các mẫu tượng có sẵn qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo;
- Giới thiệu các kích thước tiêu chuẩn của các pho tượng Văn Thù Phổ Hiền phổ biến tại các chùa chiền, nơi thờ phụng;
- Chọn vật liệu chính sử dụng cho pho Tượng: Đây là khâu quan trọng để đục tượng. Vật liệu từ xa xưa dùng để chế tác tượng Phật hay được làm bằng gỗ mít, đây là chất liệu thường được sử dụng trong các đình chùa. Ngày nay tượng phật có thể được làm từ nhiều loại gỗ cao cấp như gỗ trắc, gỗ mun, gỗ hương thậm chí là gỗ sưa và hoàng đàn. Tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của khách hàng mà Thông Hồng sẽ lựa chọn gỗ phù hợp.
- Thống nhất vật liệu hoàn thiện của pho Tượng như phủ sơn bóng, sơn giả cổ, hay sơn son thếp vàng, mạ vàng quỳ, men đá, men rạn...
- Thống nhất với khách hàng trong trường hợp khách hàng có thể tiến hành làm lễ trì chú của Gỗ trước khi nghệ nhân chế tác.
Giai đoạn 2: Chế tác & điêu khắc tượng Phật
Bước 1: Chế tác bản mộc
Đây là bước đầu tiên của quá trình hình thành một bức tượng phật. Những nghệ nhân của Đồ thờ Thông Hồng sẽ tạo dáng thô cho pho tượng. Ở bước này, chúng tôi gia công phần đầu, mặt tượng trước tiên, đục phác thảo các khối đầu, hốc mắt rồi tới trán, mũi, môi, v.v… Các nghệ nhân thường làm theo lối chế tác nhanh nhất bằng cách thực hiện đó là phân đôi khối đầu, thường lấy đường vạch thẳng bổ giữa sống mũi, xong đục một bên mặt trước; tiếp đó lấy sống mũi làm trục đối xứng, cuối cùng đục nốt nửa phần còn lại và đối chiếu với các chi tiết bên kia cho đối xứng. Đặc biệt đối với tượng Văn Thù Phổ Hiền thì 2 Ngài thường ngồi trên voi trắng sáu ngà và bồ đoàn bằng hoa sen. Trên khuôn mặt tượng các nghệ nhân chế tác tại Thông Hồng cũng phân chia ra thành từng mảng, từng diện: khoảng cách giữa hai con mắt, nhất là từ chân tóc tới chân mày, chiều dài của sống mũi, bề rộng của cánh mũi, hoặc khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, hay độ dày của môi.v.v… Tính toán sau để toát lên được các góc cạnh trang nhã phong cách Thiền định, Tinh tấn, Nhẫn nhục của 2 pho tượng Văn Thù Phổ Hiền hoặc tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 2: Điêu khắc chi tiết
Sau khi đã định hình được kiểu dáng của tượng, và đục sơ khai để phác thảo bức Tượng (lấy dáng chung) những người thợ lành nghề sẽ sẽ đi những đường nét chính, đục chạm liền một lượt suốt từ diện tượng đến bệ tượng rồi đến khâu đục chi tiết, những người thợ tạc tượng cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là bước quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành một pho tượng. Trong khi đục vẫn phải phân chia những mảng khối, từng khoảng cách và đảm bảo những tỷ lệ “quân bình”, cân xứng của một bức tượng Văn Thù Phổ Hiền.
Bước 3: Đục chạm, đẽo gọt & tạo điểm nhấn
Sau bước 2 là khâu gọt tượng, nạo tượng, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn pho tượng. Đây là bước hoàn thiện các đường nét, các chi tiết để tạo nên một bức tượng phật Sơn Đồng bằng gỗ hoàn chỉnh, tạo nên được tuỳ khí của pho tượng ví dụ như viên bảo châu trên tay ngài Phổ Hiền chính là viên bảo châu ở trên đoá hoa.Ở bước này, nghệ nhân của Thông Hồng sẽ sử dụng lọai đục dẹt, mỏng để tách từng chi tiết sao cho toát lên được hào quang và ánh sáng từ thanh gươm bốc lửa của ngài Văn Thù. Gọt nạo được coi là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn ở bước 4 tiếp theo.
Bước 4: Công tác sơn lót & sơn phủ bề mặt tượng
Bước cuối cùng khá quan trọng, những bức tượng sau khi được chạm trổ kỹ càng và đánh mịn, bỏ hết những lớp gỗ gồ ghề trên bề mặt. Sau khi làm mịn phủ sơn bảo vệ và mạ vàng cho sản phẩm khiến cho bức tượng sáng bóng, đẹp và có hồn hơn bao giờ hết. Bước này cũng cần tỉ mỉ, cẩn thận và chau chuốt để thể hiện hồn của bức tượng
Trên đây là quy trình chế tác tượng Văn Thù Phổ Hiền tại cơ sở Thông Hồng làng nghề Sơn Đồng, chúng tôi mong muốn thông qua bài viết này sẽ giúp khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn về quá trình ra đời của 1 bức tượng Phật trang nghiêm và thanh tịnh là không hề đơn giản mà rất công phu, mất nhiều thời gian chế tác và chứa đầy tính nghệ thuật của làng nghề thủ công Sơn Đồng.