Skip to content
-

Tượng Cô, Tượng Cậu

Nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng chế tác Tượng Cô, Tượng Cậu tinh xảo, tuân thủ chặt chẽ văn hoá tâm linh thuần Việt

Khi nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam – Tứ phủ, thường chúng ta hay nghĩ tới Tam Tòa Thánh Mẫu, với hình tượng về những người “Mẹ” - những người bảo vệ cuộc sống gia đình, xây dựng đất nước và xã hội. Nhưng thực tế, đạo Mẫu nói chung còn thờ cả các vị thần nam, thần nữ, các vị thánh Việt Nam trong đó có Tứ phủ Thánh Cô và Tứ phủ Thánh Cậu thường được thờ ở phía trước cửa các đền thờ với hình thức thờ Tượng cô Tượng Cậu ở 2 bên cửa Đền.

Tín ngưỡng Tứ Phủ là tín ngưỡng dân gian thuần Việt đã có lịch sử hình thành, phát triển hơn nghìn năm tại Việt Nam. Tục thờ hệ thống thần linh Tứ Phủ thể hiện đặc sắc đời sống tâm linh của người Việt xưa và nay, là một nét đẹp văn hóa tinh thần đặc trưng riêng có của dân tộc. Để có cái nhìn toàn diện và chi tiết về tín ngưỡng tâm linh phủ khắp đời sống nhân dân đất Việt, cũng như cách chế tác tượng Cô tượng Cậu tại các đền thờ, sau đây đồ thờ Thông Hồng sẽ hệ thống toàn bộ các vị Thánh Cô, Thánh Cậu cùng với sơ lược vai trò của từng vị thánh trong tín ngưỡng tâm linh Việt Nam.

Trước hết, Tứ Phủ Thánh Cô là những vị thánh cô hầu cận các vị Thánh mẫu hoặc các Chầu. Người ta thường có lời tấu để cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Thánh Mẫu để Mẫu chứng cho lòng thành của con nhang đệ tử.

tuong-co-tuong-cau.jpg (356 KB)

  • Cô Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên Phủ)
  • Cô Đôi Thượng Ngàn (Nhạc Phủ)
  • Cô Bơ (Thoải Phủ)
  • Cô Tư Tây Hồ (Địa Phủ)
  • Cô Năm Suối Lân (Nhạc Phủ)
  • Cô Sáu Sơn Trang (Nhạc Phủ)
  • Cô Bảy Kim Giao (Nhạc Phủ)
  • Cô Tám Đồi Chè (Nhạc Phủ)
  • Cô Chín Sòng Sơn (Thiên Phủ)
  • Cô Mười Mỏ Ba (Nhạc Phủ)
  • Cô Bé Thượng Ngàn (Nhạc Phủ)
  • Cô Bé Đông Cuông (Nhạc Phủ)
  • Cô Bé Thoải Phủ (Thoải Phủ)

tuong-co-tuong-cau-4.jpg (211 KB)

Tiếp theo là Tứ Phủ Thánh Cậu là các phụ tá của các Ông Hoàng. Các cậu là những người chết trẻ, từ 1 – 9 tuổi và hiển linh thành các bé Thánh. Trong các vị Thánh Cậu thì chỉ có 4 vị được cắt cử đi chấm linh nhận đồng và loan giá ngự đồng gồm Cậu Cả Thượng Thiên, Cậu Đôi Thượng Ngàn, Cậu Bơ Thoải Cung và Cậu Bé. Cậu Bơ và Cậu Bé là hai thánh cậu thường xuất hiện tại tất cả các buổi hầu đồng.

  • Cậu Hoàng Cả (Thiên Phủ)
  • Cậu Hoàng Đôi (Nhạc Phủ)
  • Cậu Hoàng Bơ (Thoải Phủ)
  • Cậu Hoàng Tư
  • Cậu Quận Đồi Ngang
  • Cậu Bé Bản Đền (Nhạc Phủ)

Trên đây chỉ là một hệ thống tâm linh sơ lược nhất để quý khách hàng tìm hiểu tiện theo dõi,  Đạo Mẫu có rất nhiều biến thể trong vô vàn các khía cạnh ở những vùng miền khác nhau trên đất nước, phản ánh khác biệt về đời sống vật chất, tinh thần của mỗi địa phương. Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua công việc chế tác và điêu khắc Tượng, đặc biệt với tính chất khác biệt của các vị thánh, chế tác tượng Cô tượng Cậu đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc về tính chất vùng miền đại diện, tính dân gian, cởi mở của Đạo Mẫu trong quá trình lựa chọn vật liệu hoàn thiện.

tuong-co-tuong-cau-3.jpg (111 KB)

Chúng tôi xin giới thiệu quy trình chế tác & điêu khắc tượng Cô tượng Cậu mà Thông Hồng từng thực hiện cho khách hàng như sau:

Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu của khách hàng & Tư vấn của nghệ nhân Thông Hồng

  1. Giới thiệu các mẫu tượng tượng Cô tượng Cậu  có sẵn qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo;
  2. Giới thiệu các kích thước tiêu chuẩn của các pho tượng Cô tượng Cậu   phổ biến tại các chùa chiền, nơi thờ phụng;
  3. Thống nhất tư thế của các pho tượng Cô tượng Cậu;
  4. Chọn vật liệu chính sử dụng cho các pho Tượng: Vật liệu từ xa xưa dùng để chế tác tượng Phật hay được làm bằng gỗ mít, đây là chất liệu thường được sử dụng ,tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của khách hàng mà Thông Hồng sẽ lựa chọn gỗ phù hợp.
  5. Thống nhất vật liệu hoàn thiện của pho Tượng như phủ sơn bóng, sơn giả cổ, hay sơn son thếp vàng, mạ vàng quỳ, màu sắc, vải vóc, khăn chùm đầu và các trang sức cần thiết;
  6. Thống nhất với khách hàng trong trường hợp khách hàng có thể tiến hành làm lễ trì chú của Gỗ trước khi nghệ nhân chế tác.

tuong-co-tuong-cau-1.jpg (320 KB)

Giai đoạn 2: Chế tác & điêu khắc tượng Phật

Bước 1: Chế tác bản mộc

Đây là bước đầu tiên của quá trình hình thành một bức tượng phật. Những nghệ nhân của Đồ thờ Thông Hồng sẽ gia công phần đầu, mặt tượng trước tiên, đục phác thảo các khối đầu, hốc mắt  rồi tới  trán, mũi, môi, v.v… Chế tác tượng Cô tượng Cậu là một công việc đặc thù, nên trên khuôn mặt tượng, các nghệ nhân chế tác cũng phân chia ra thành từng mảng, từng diện: thần thái của các pho tượng cần phải thể hiện rõ tâm hồn trẻ thơ nhưng vẫn đảm bảo tính uy nghi của các bức tượng Cô, tượng Cậu..v.v… một số tượng thánh Cô, thánh cậu có mang theo tráp hoặc đoá hoa, hoặc có một số trường hợp ở tư thế ngồi, quỳ... tuỳ theo yêu cầu khách hàng.

Bước 2: Điêu khắc chi tiết

Sau khi đã định hình được kiểu dáng của tượng, và đục sơ khai để phác thảo bức Tượng (lấy dáng chung) những người thợ lành nghề sẽ sẽ đi những đường nét chính rồi đến khâu đục chi tiết, đặc biệt thể hiện nét ngây thơ nhưng vẫn uy nghi trên gương mặt các pho tượng của ban Thánh cô Thánh cậu. Khâu này được coi là bước quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành một pho tượng. Trong khi đục vẫn phải đảm bảo những tỷ lệ “quân bình”, cân xứng của những  tượng Cô tượng Cậu.

Bước 3: Đục chạm, đẽo gọt & tạo điểm nhấn

Sau bước 2 là khâu gọt tượng, nạo tượng, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn pho tượng. Đây là bước hoàn thiện các đường nét, các chi tiết để tạo nên một bức tượng phật Sơn Đồng bằng gỗ hoàn chỉnh. Tạo điểm nhấn, khiến bức tượng thật có hồn không còn khô cứng. Gọt nạo được coi là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn ở bước 4 tiếp theo.

Bước 4: Công tác sơn lót & sơn phủ bề mặt tượng

Bước cuối cùng khá quan trọng, sau khi được chạm trổ kỹ càng và đánh mịn và phủ sơn bảo vệ và mạ vàng cho sản phẩm khiến cho bức tượng sáng bóng, đẹp và có hồn hơn bao giờ hết. Bước này cần tỉ mỉ và chau chuốt để thể hiện hồn của bức tượng

Trên đây là quy trình chế tác tượng Cô tượng Cậu  tại cơ sở Thông Hồng làng nghề Sơn Đồng, chúng tôi mong muốn thông qua bài viết này sẽ giúp khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn về quá trình ra đời của 1 bức tượng trang nghiêm và đẹp đẽ là không hề đơn giản mà rất công phu, mất nhiều thời gian chế tác và chứa đầy tính nghệ thuật của làng nghề thủ công Sơn Đồng.

3/5 (7 bầu chọn)