Skip to content
-
Tượng gỗ Thế Tôn A Di Đà chế tác tại làng nghề Sơn Đồng

Tượng gỗ Thế Tôn A Di Đà chế tác tại làng nghề Sơn Đồng

Tượng Thế Tôn chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng bởi các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao, đảm bảo đúng mẫu, chất lượng vật liệu tốt và bức tượng có tuổi thọ lâu đời.

Đôi nét về tượng Thế Tôn

Thế Tôn là tên gọi khác của Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong đó, theo tiếng Phạn, “Thích Ca” mang ý nghĩa “văn võ song toàn”, “Mâu Ni” là cách gọi của người Ấn Độ xưa dành cho các vị Thánh nhân “xuất gia xuống tóc đi tu đắc đạo”. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, các phật tử gọi ngài bằng các tên gọi như Phật, Thế tôn, Phật Đà, Như Lai, Thiện Thệ, Thiên Nhân Sư,... Mỗi cái tên đều có những nét ý nghĩa khác nhau và cũng để chỉ người đã qua tu luyện và giác ngộ.

Tượng Thế Tôn thường mô phỏng lại Niêm Hoa Vi Tiếu (Cầm hoa mỉm cười) là một giai thoại Thiền, kể về sự kiện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đưa cành hoa lên khai thị, trao lại cho tôn giả Ca Diếp trên núi Linh Thứu trước đông đảo đại chúng. 

Tượng Thế Tôn mô phỏng lại sự kiện Niêm Hoa Vi Tiếu
Tượng Thế Tôn mô phỏng lại sự kiện Niêm Hoa Vi Tiếu

Các đình chùa hoặc gia đình thờ tượng Thế Tôn với mong muốn về cuộc sống bình yên, sự tịnh tâm và noi theo cố gắng tu tâm dưỡng tính của Ngài.

Vị trí đặt tượng Thế Tôn

Tượng Thế Tôn thường được chế tác tư thế ngồi trên tòa sen, hai bàn tay thực hiện ấn tam muội hoặc 1 tay cầm cành hoa sen, 1 tay để ngửa trên đùi, đôi mắt mở ba phần tư.

Tượng Thế Tôn thường được thờ tại các ngôi chùa, không gian thờ tại gia hoặc các nơi thờ cúng linh thiêng khác. Khi thờ tượng Thế Tôn (tượng Phật Thích Ca Mâu Ni),tượng Thế Tôn được đặt chính giữa ban thờ, hai bên ngài là tượng A Nan Ca Diếp. Ngoài ra, một số ngôi chùa còn đặt tượng Thế Tôn giữa tượng Văn Thù Phổ Hiền, bên tay trái ngài là tượng Phật Văn Thù Sư Lợi tay cầm kiếm, ngồi trên lưng Sư Tử, bên tay phải là tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi Voi 6 ngà.

Một số thông số kỹ thuật

Kích thước

Kích thước của bức tượng sẽ phụ thuộc vào kích thước của không gian đặt tượng. Để chế tác được kích thước phù hợp với phong thủy và hài hòa với không gian thờ, bạn nên tham khảo ý kiến của đơn vị chế tác tượng Thế Tôn, khảo sát không gian thỉnh tượng để có bản thiết kế phù hợp nhất, giúp quá trình chế tác và gia công diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. 

Vật liệu gỗ

Gỗ mít

Gỗ mít là vật liệu gỗ được sử dụng phổ biến nhất tại làng nghề Sơn Đồng nhờ đặc tính mềm và dễ dàng chế tác. Loại gỗ này có khả năng chịu mài mòn tốt, dễ uốn cong, cắt gọt và bám sơn, điều này làm cho việc chế tác tượng từ gỗ mít trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn so với nhiều loại gỗ khác. Nhờ đó, các chi tiết nhỏ và hoa văn của tượng Thế Tôn được chế tác từ gỗ mít thường rất tinh xảo và đẹp mắt.

Mặc dù có đặc tính mềm nhưng gỗ mít vẫn rất bền và có khả năng chống chịu tốt trong môi trường khí hậu ẩm ướt. Điều này giúp tượng chế tác từ gỗ mít ít bị biến dạng và nứt nẻ hơn so với một số loại gỗ khác. 

Tượng Thế Tôn chế tác từ gỗ mít
Tượng Thế Tôn chế tác từ gỗ mít

Gỗ dổi

Gỗ dổi là sự kết hợp giữa tính linh hoạt và độ cứng bền bỉ. Đặc điểm này khiến gỗ dổi có thể chế tác đa dạng sản phẩm. Bên cạnh đó, gỗ dổi cũng có màu sắc và vân gỗ tự nhiên đẹp mắt.

Gỗ dổi có khả năng chống mối mọt và kháng nước tốt giúp bức tượng Thế Tôn chế tác từ gỗ dổi có khả năng chống chịu cao, ít bị biến dạng do ảnh hưởng của môi trường và có tuổi thọ lâu dài.

Gỗ vàng tâm

Gỗ vàng tâm có màu vàng tự nhiên bắt mắt, chống mối mọt, có thớ gỗ mịn, độ bền và khả năng chống mài mòn tốt. Loại gỗ này có khối lượng tương đối nhẹ, thuận tiện cho quá trình chế tác, gia công và vận chuyển. Mặc dù có độ cứng cao hơn một số loại gỗ khác nhưng gỗ vàng tâm vẫn có thể chế tác được các chi tiết nhỏ và phức tạp của tượng Thế Tôn.

Sơn

Bên cạnh công dụng làm đẹp cho tượng, lớp sơn còn đóng vai trò như lớp bảo vệ cho bề mặt của tượng, giúp tượng giữ được vẻ bền đẹp lâu dài. Khi sơn tượng Thế Tôn, nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng thường sử dụng sơn ta, sơn Pu. Với lớp sơn phủ, sơn son thếp vàng hoặc bạc phủ hoàng kim là những lựa chọn hàng đầu nhờ mang lại vẻ ngoài trang nghiêm, cao quý và đẹp mắt.

Tuổi thọ

Trong điều kiện môi trường thuận lợi, một bức tượng Thế Tôn chế tác bởi nghệ nhân Sơn Đồng có thể tồn tại lên đến hàng trăm năm. Những bức tượng này có tuổi thọ càng cao thì giá trị của tượng càng lớn.

Tuổi thọ của tượng cũng sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào loại vật liệu gỗ và sơn, cùng với đó là môi trường xung quanh và quy trình vệ sinh, bảo dưỡng của gia chủ hoặc đình chùa.

Tượng Thế Tôn A Di Đà chế tác tại làng nghề Sơn Đồng

Tượng Thế Tôn A Di Đà chế tác tại làng nghề Sơn Đồng không chỉ là sản phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của tín ngưỡng và truyền thống dân tộc. Được tạo ra từ lòng đam mê nghệ thuật và sự tôn trọng đối với văn hóa Phật giáo, những bức tượng này mang lại cảm giác thanh tịnh và tinh thần an lạc cho người cầu nguyện, thờ cúng.

Qua đôi bàn tay tài ba của các thợ điêu khắc tại Đồ thờ Thông Hồng, hình ảnh Phật Thế Tôn A Di Đà đã được tái hiện một cách chân thực và tinh xảo. Từ biểu cảm trang nghiêm đến tổng thể hài hòa, mỗi chi tiết trên tượng đều thể hiện sự tỉ mỉ và lòng tôn kính của người nghệ nhân.

Đồ thờ Thông Hồng cam kết:

  • Chế tác tượng đúng theo mẫu mà khách hàng đã chọn
  • Nghệ nhân chế tác có kinh nghiệm và tay nghề cao
  • Gỗ và sơn chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng
  • Tượng có độ bền cao, đảm bảo tuổi thọ từ vài chục đến vài trăm năm
  • Hoàn thiện tượng đúng hạn

Một số mẫu tượng Thế Tôn

Dưới đây là một số mẫu tượng Thế Tôn chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng để bạn tham khảo và lựa chọn.

Sản xuất tượng Thế Tôn tại làng nghề Sơn Đồng
Sản xuất tượng Thế Tôn tại làng nghề Sơn Đồng
Tượng Thế Tôn trên ban thờ
Tượng Thế Tôn trên ban thờ
Tượng Thế Tôn chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng
Tượng Thế Tôn chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng
Mẫu tượng Thế Tôn tại Đồ thờ Thông Hồng
Mẫu tượng Thế Tôn tại Đồ thờ Thông Hồng
5/5 (1 bầu chọn)