Skip to content
-

Tượng ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười

Tượng ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng được chế tác tỉ mỉ, sử dụng vật liệu chất lượng cao, có độ bền tốt và tuổi thọ hàng trăm năm.

Về ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười

Tứ phủ Ông Hoàng, hay còn gọi là Tứ phủ Thánh Hoàng hoặc Thập vị Ông Hoàng, là các vị Thánh nam thuộc về các phủ Thiên, Địa, Thoải và Nhạc của Tứ Phủ.

Sự xuất hiện và câu chuyện của họ thường liên quan mật thiết đến những nhân vật lịch sử, danh tướng, văn nhân, hiền tài đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm hoặc họ là những người mở đường, khai sáng cho đất nước và vùng đất nơi họ hiển linh, được thờ phụng. Trong Tứ phủ Thánh Hoàng, dân gian thường nghe và nhắc đến nhiều nhất là ba vị: Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy và Ông Hoàng Mười.

Ông Hoàng Bơ

Ông Hoàng Bơ, còn được biết đến như là Ông Hoàng Ba, là một vị Thánh Hoàng của Thoải phủ trong đạo Mẫu, xếp hàng thứ ba. Tương truyền, ông là một người thông thạo về Phật pháp, thơ phú và được người xưa tin rằng ông hiển linh để ban phúc và phù hộ cho nhân dân, mang lại may mắn cho người buôn bán và thành công cho những người trên con đường học hành. Theo các nghi lễ và bài trí thần điện của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, Ông Hoàng Bơ được tưởng nhớ với hình ảnh ngự áo trắng đại diện của Thoải cung. 

Tượng Ông Hoàng Bơ
Tượng Ông Hoàng Bơ

Sự tích về Ông Hoàng Bơ khá đa dạng với nhiều dị bản được lưu truyền trong dân gian. Có nơi kể rằng ông là thái tử con vua Nam Tống và thác hóa tại biển Đông. Có dị bản khác lại truyền rằng Ông Hoàng Bơ là hoàng tử Long Cung đầu thai xuống trần để cứu dân, giúp nước, sau khi thác hóa, Ông vẫn thường hiển linh về để giúp dân ngăn lũ.

Theo truyền thuyết, ông thỉnh thoảng ngự về tấu hương hoặc khai quang, một tay cầm mái chèo và một tay cầm quạt, thảnh thơi cầm mái chèo như trong đang dạo chơi. Có những lần ông được miêu tả cầm đôi hèo hoa, lang thang trên lưng ngựa qua những cảnh sắc sơn thủy.

Tượng Ông Hoàng Bơ thường được chế tác bằng gỗ mít, gỗ vàng tâm hoặc gỗ hương, với trang phục gồm áo trắng được thêu rồng thành hình chũ thọ, kèm theo đai vàng. Ông thường đội một chiếc khăn xếp vàng có thắt lét trắng và cài một chiếc kim lệch màu trắng bạc. Khuôn mặt của Ông luôn thể hiện nét hiền hòa, trầm tĩnh và có phần nghiêm trang của văn nhân.

Ông Hoàng Bảy

Quan Hoàng Bảy, một Ông Hoàng của Nhạc Phủ, thường được nhớ đến với bộ trang phục màu lam hoặc tím chàm. Ông là một trong những vị thánh thường hiển linh, được hầu đồng thường xuyên và xuất hiện nhiều trong các nghi lễ dân gian. Ông Hoàng Bảy còn được biết đến với tên gọi Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, các câu chuyện về ông thường liên quan đến đền thờ chính của Ông là đền Bảo Hà, thuộc tỉnh Lào Cai. 

Tượng Ông Hoàng Bảy
Tượng Ông Hoàng Bảy

Tương truyền, tên thật của ông là Nguyễn Hoàng Bảy, là một vị quan triều đình tận trung, liêm khiết, trấn giữ một vùng ở phía Bắc (khu vực Lào Cai và Yên Bái hiện nay) dưới thời vua Lê. Ông là người thông minh, có tài mưu lược và lãnh đạo, giúp đẩy lùi giặc ngoại xâm, bảo vệ quốc gia và mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Theo truyền thuyết dân gian, sau khi mất, ông vẫn hiển linh về, tiếp tục phò trợ và bảo vệ đất nước. Sau này, ông được triều đình sắc phong là “Thượng đẳng thần”, "Trấn An Hiển Liệt" và "Thần Vệ Quốc".

Ông Hoàng Mười

Ông Hoàng Mười, hay còn gọi là Ông Hoàng Mười Nghệ An, là một vị Thánh Hoàng được người đời tôn vinh nhờ sự thông minh, quả cảm, văn võ song toàn và tấm lòng nhân hậu. Trong tín ngưỡng thờ mẫu, ông được coi là vị quan thứ mười trong Thập vị ông hoàng, được khắc họa với chiếc áo vàng và phong thái đĩnh đạc, uy nghiệm. 

Theo truyền thuyết kể lại, ông là một vị thánh của Động Đình, đồng thời là người con thứ mười của Vua Cha Thủy Quốc Động Đình. Nhận lệnh từ vua cha, ông đã xuống trần gian, hóa thành người phàm để giúp đỡ và phù trợ cho nhân dân.

Trong dân gian, có nhiều câu chuyện huyền bí xoay quanh ông, thường liên kết ông với các nhân vật có thật trong lịch sử. Tương truyền, ông là người Nghệ An và đã có nhiều đóng góp, công lao quan trọng cho đất nước và nhân dân. 

Trong nhiều dị bản về Ông Hoàng Mười, có một câu chuyện kể rằng ông từng là tướng Lê Khôi dưới triều Lê, giúp vua Lê Lợi chiến thắng quân Minh. Sau khi đất nước được thái bình, theo lệnh của vua cha, ông đã trở về thiên giới. Từ đó, người dân Nghệ An gọi ông là "Đức Thánh Minh" và xây dựng đền thờ để tưởng nhớ ông.

Ngoài ra, một số câu chuyện cũng cho rằng ông Hoàng Mười là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, con trai của Lý Công Uẩn, người cai quản châu Nghệ An. Trong một số bài hầu giá, ông vẫn được gọi là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang.

Ông Hoàng Mười cũng là một trong những Thánh Ông hay về ngự đồng. Khi ngự đồng, Ông Hoàng Mười thường mặc long phục thêu chữ "thọ", thắt dây vàng, đầu đội khăn xếp và cài trâm màu vàng. Hình tượng Ông Hoàng Mười được khắc họa với hình ảnh ông sử dụng quạt làm sách và bút làm trâm, ngâm thơ hoặc làm các động tác của người lao động. 

Tượng Ông Hoàng Mười
Tượng Ông Hoàng Mười

Vị trí đặt tượng

Các tượng Ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười được đặt tọa dưới hàng Chầu Bà và tượng Ngũ Vị Tôn Quan trên ban thờ Công Đồng Tứ Phủ. Trong bố trí của ban thờ, Ông Hoàng Bơ được đặt bên trái, Ông Hoàng Mười ở vị trí chính giữa và Ông Hoàng Bảy được đặt bên phải.

Chế tác tượng ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười tại Đồ thờ Thông Hồng

Kích thước của tượng sẽ phụ thuộc vào không gian thờ, bao gồm hướng phong thủy, độ rộng của không gian và cách bài trí. Các nghệ nhân tại Đồ thờ Thông Hồng chế tác tượng ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười thường sử dụng thước Lỗ Ban để do kích thước của tượng, đảm bảo hợp phong thủy, phù hợp với không gian, tính thẩm mỹ và thể hiện được lòng thành của gia chủ. 

Tượng Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười
Tượng Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười

Vật liệu chủ yếu được sử dụng trong việc chế tác các tượng ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười là gỗ mít nhờ đặc tính mềm dễ điêu khắc, tuổi thọ cao và giá thành hợp lý do nguồn cung luôn được đảm bảo. Sau công đoạn chế tác, tượng ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười sẽ được sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim hoặc sơn kiểu giả cổ, sơn pu. Khi đó, gia chủ có thể chọn mẫu tượng mang lại cảm giác uy nghiêm, sang trọng hoặc truyền thống, mộc mạc.

Đồ thờ Thông Hồng luôn cam kết về chất lượng, đảm bảo rằng mỗi chi tiết của tượng được chế tác một cách tỉ mỉ và chính xác, từ biểu cảm khuôn mặt đến sự tinh tế của trang phục và phụ kiện theo phong cách chế tác của làng nghề Sơn Đồng và thỏa thuận với của khách hàng. Các bức tượng luôn đảm bảo chân thực và có độ bền lên tới vài chục hoặc vài trăm năm. Các nghệ nhân của Đồ thờ Thông Hồng luôn thể hiện sự tôn trọng và trách nhiệm của mình đối với văn hóa và truyền thống của đất nước trong suốt quá trình chế tác.

5/5 (1 bầu chọn)