Skip to content
-

Toà Cửu Long

Chế tác và lắp đặt Toà Cửu Long cho không gian thờ cúng theo văn hoá tâm linh người Việt. Nghệ nhân giàu kinh nghiệm của làng nghề Sơn Đồng

Theo đạo Phật, khi mới sinh ra, Đức Phật Thích ca (Tất Đạt Đa Cồ Đàm) đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, cùng lúc có 9 con rồng phun nước tắm cho đức Phật sơ sinh, hình tượng này được tạo thành một khối gọi là Toà Cửu long, có 9 đầu rồng hiện ra xung quanh tượng Thích ca sơ sinh.toa-cuu-long-3.jpg (308 KB)

“Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc, Ba nghìn thế giới đón Như Lai”

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc là một thông điệp vĩ đại về tiến trình thành tựu Vô thượng giác của đức Thế Tôn giáng trần cách đây 2.635 năm về trước đem ánh sáng Từ bi Trí tuệ đến trần gian đã cất bước trên bảy đóa sen vàng, Ngài bước đi trên bảy đóa sen, ngước nhìn sáu phương, với bước thứ nhất nhìn về phương Đông, vì chúng sinh mà làm Bậc dẫn đường tối thượng, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất nói rằng:  "Người bước đi bảy bước, dưới chân mỗi bước nở ra một bông sen. Rồi đưa tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói: Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Tất cả các nước theo Phật giáo khi dựng lại hình ảnh Đức Phật đản sinh, thường khắc tạc tượng phật thích ca sơ sinh, chân đang bước dẫm lên bông sen nở, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất.

Theo kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh thì khi đó có 9 con rồng phun nước thơm để tắm cho đức Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên mừng rỡ, cõi Phật hoan hỷ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài. Tượng phật thích ca sơ sinh đã phát triển lên thành Toà Cửu Long, diễn tả sinh động và đầy đủ truyền thuyết cùng với bầu trời đan bởi chín con rồng phun nước, Đế Thích, Phạm Thiên cùng các Thiên thần dâng hoa ca múa chào mừng.

Hình ảnh chín con rồng phun nước là sự kết hợp tuyệt vời giữa triết lý Phật Giáo với tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ, thể hiện lòng cầu mong của người làm ruộng được mưa thuận gió hoà để bước vào một vụ mùa phong đăng hoà cốc. Phật ra đời vào tháng tư âm lịch, là kỳ nắng hạn thiếu nước cho ruộng đồng. Phật ra đời là một Đấng Cứu tinh, đem lại mưa móc cho ruộng đồng, cây cỏ nơi hạ giới, các Thiên Vương tuân mệnh, những thiên long thực hiện. Chư thiên hết thảy vui mừng, con người đều sung sướng. Trong mạch suy tưởng đó, đặt các hệ tượng Phật giáo ở chùa Việt trong tâm thức của người dân nông nghiệp và nhất là trong cuộc sống xã hội và diễn trình lịch sử mà họ đã trải qua các thời kỳ để tìm hiểu thì chắc chắn sẽ biết được tỏ tường hơn giá trị phi vật thể, ý nghĩa văn hoá của các hệ tượng Phật.toa-cuu-long-6.jpg (422 KB)

Tùy chùa hoặc nơi thờ phụng mà tòa Cửu Long to hay nhỏ, cầu kì hay đơn giản. Những Tòa lớn thì đủ 9 con rồng và vô số thần thánh, chư phật ở xung quanh. Ở những ngôi Chùa nhỏ hơn thì đơn giản và hình khối gọn gàng.  Tòa Cửu Long thường đặt ngay sau hương án chính, ở tầng thấp nhất, bên dưới các bộ Tam tôn ở chính giữa Tam bảo.

Tòa cửu long có 3 tầng cấu tạo theo hình vòng cung, mặt trước là 9 con rồng, mặt sau là trụ đỡ thẳng đứng và 36 tượng nhỏ đặt xen kẽ toàn bộ tòa, được các nghệ nhân Thông Hồng chế tác theo các bước sau:

Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu khách hàng

  1. Giới thiệu các mẫu Toà Cửu Long, qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo.
  2. Đo đạc hiện trạng lắp đặt & tư vấn kích thước phong thuỷ.
  3. Chọn vật liệu sử dụng: Cửu Long cũng giống như các sản phẩm đồ thờ khác, đều được làm chủ yếu bằng gỗ mít. Ngoài gỗ mít thì cũng có một số loại gỗ khác được sử dụng khá phổ biến là gỗ Dổi và gỗ Vàng Tâm.
  4. Thống nhất màu hoàn thiện & phụ kiện lắp đặt bàn thờ: bước này chúng tôi sẽ đưa ra các mẫu mầu gỗ, sơn son thếp vàng, hay phủ hoàng kim hoàn phù hợp cùng các phụ kiện đồng bộ.

Giai đoạn 2: Sản xuất bàn thờ theo yêu cầu của khách hàng

Bước 1: Tạo mẫu sản phẩm bản mộc

toa-cuu-long-1.jpg (210 KB)

Đây là bước đầu tiên của quá trình sản xuất bản thờ, người thợ cả tại Thông Hồng phải có ý tưởng về đồ vật mình sẽ sản xuất ra, bao gồm cả các hoạ tiết hoa văn... và phải thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật có sự phê duyệt và đồng ý của khách hàng

Bước 2: Đo đạc và cắt gỗ theo khối hình

Khi chuẩn bị nguyên liệu chính, thợ Ngang pha gỗ như (cưa, cắt, đục, bào) thành các khối gỗ để tạo từng chi tiết sản phẩm, đảm bảo được hình khối như tại bước 1 đã phác thảo.

Bước 3: Chạm khắc theo mẫu sản phẩm

Ở bước quan trọng này đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ cao thì người thợ Chạm khắc sẽ thực hiện. Đầu tiên, dựa trên ý tưởng tạo mẫu hoa văn đã thống nhất ở bước 1. Tiếp đến người thợ chạm khắc phải dựng hình tức hoa văn trên phôi sản phẩm, lấy nền tức làm nổi hình ảnh của hoa văn, và bắt đầu thể hiện nghệ thuật chạm khắc như: chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm chìm bằng cách đục phá, gọt, tỉa chi tiết, nạo… Nét chạm khắc có tinh xảo nghệ thuật hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của người thợ chạm khắc.

Bước 4: Nhận mộc và kiểm tra mộc

Quý khách sẽ nhận mộc và kiểm tra mộc trực tiếp tại xưởng sản xuất của Thông Hồng. Trường hợp quý khách không thể đến xưởng, chúng tôi sẽ chụp ảnh và quay video và gửi email/ zalo cho quý khách.

Bước 5: Sơn và hoàn thiện sản phẩm

Đối với bước này sẽ áp dụng kỹ thuật sơn son thiếp vàng truyền thống. Màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào. Những sản phẩm sơn son thiếp vàng lộng lẫy tái hiện không khí trang trọng, thiêng liêng. Hầu hết các công đoạn đều thực hiện bằng phương pháp thủ công. Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, Thông Hồng sẽ sắp xếp để giao nhận và lắp đặt tại công trình, tư gia của khách hàng. toa-cuu-long-2.jpg (268 KB)

4/5 (4 bầu chọn)