Tượng A nan - Ca diếp
A Nan Đà và Ca Diếp là hai đại đệ tử của Đức Phật, qua bàn tay của các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng, chuyên chế tác Tượng A Nan Đà & Ca diếp với kích thước đa dạng, sơn phủ bề mặt bền. Gỗ tự nhiên vĩnh cửu, có hồn và mang nhiều ý nghĩa giá trị tâm linh.
Trong các ngồi Chùa Phật giáo thường thấy ban Thờ Phật được bài trí Phật Thích Ca ngồi giữa Ca Diếp và A Nan, là hai đại đệ tử của ngài; thì hai Tôn giả bao giờ cũng đứng hai bên, trong tư thế thị giả (hầu cận). Ngài A Nan có tướng mạo trang nghiêm, trí nhớ mạnh mẽ. Ngài Ca Diếp mệnh danh là tu khổ hạnh bậc nhất. Hai ngài thường đứng trong thư thế thị giả. Tượng A Nan trẻ hơn Ca Diếp, thường ôm chồng sách đại diện cho kinh sách mà ông là người đọc lại.
Tượng A nan đà, Ca Diếp sau khi được các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng an vị tại 1 ngôi chùa
Ca Diếp hay Ma Ha Ca Diếp được tôn là Đầu đà đệ nhất, lớn tuổi hơn A Nan, có thể có râu, ria, tóc mai. Theo truyền thuyết, trong quá khứ Ca Diếp đã từng có lần thếp vàng lên một tượng Phật, nên thân mình luôn có ánh vàng, và bản thân ông trước khi xuất gia cũng từng là một thợ kim hoàn. Ca Diếp là đại đệ tử thân tín của Đức Phật, ngài có đầy đủ phước tướng, tư chất thông minh và hết lòng giữ gìn phạm hạnh. Ngài thường đứng trong tư thế thị giải cùng ngài A Nan Đà. Tượng ngài Ca Diếp sẽ được trưng bày phía bên tay trái của phật A Di Đà.
A Nan, hay A-Nan-Đà, là em họ của Phật, theo hầu suốt nhiều năm, nghe nhiều nhớ nhiều, nên gọi là Đa văn đệ nhất. Ông nghe và nhớ tất cả những lời Phật nói, thế nhưng chính mình lại không chứng quả đắc đạo, có lẽ vì chuyên tâm phục thị Phật quá. Ngài có công lớn trong việc cầu xin Đức Phật cho hàng phụ nữ xuất gia tu đạo. Vì vậy, Ni chúng và hàng nữ Phật tử luôn biết ơn công đức của Ngài. Ngài là vị tổ sư tiếp sau Ca Diếp và thông thường, tượng ngài sẽ đứng bên phải của Đức Phật.
Là hai pho tượng không thể thiếu tại Chùa và đối với những quý khách có duyên được 2 đức Phật phù hộ thỉnh về thờ tại gia nên cơ sở sản xuất đồ thờ Thông Hồng xin được giới thiệu về quy trình chế tác và điêu khắc tượng Anan và Ca diếp theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu của khách hàng & Tư vấn của nghệ nhân Thông Hồng
Giới thiệu các mẫu tượng có sẵn qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo;
Giới thiệu các kích thước tiêu chuẩn của các pho tượng Anan Ca diếp phổ biến tại các chùa chiền, nơi thờ phụng;
Chọn vật liệu chính sử dụng cho pho Tượng: Đây là khâu quan trọng để đục tượng. Vật liệu từ xa xưa dùng để chế tác tượng Phật hay được làm bằng gỗ mít, đây là chất liệu thường được sử dụng trong các đình chùa. Ngày nay tượng phật có thể được làm từ nhiều loại gỗ cao cấp như gỗ trắc, gỗ mun, gỗ hương thậm chí là gỗ sưa và hoàng đàn. Tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của khách hàng mà Thông Hồng sẽ lựa chọn gỗ phù hợp.
Thống nhất vật liệu hoàn thiện của pho Tượng như phủ sơn bóng, sơn giả cổ, hay sơn son thếp vàng, mạ vàng quỳ, men đá, men rạn...
Thống nhất với khách hàng trong trường hợp khách hàng có thể tiến hành làm lễ trì chú của Gỗ trước khi nghệ nhân chế tác.
Hình ảnh tượng Đức Phật ngay sau khi hoàn thiện tại làng nghề Sơn Đồng
Giai đoạn 2: Chế tác & điêu khắc tượng Phật
Bước 1: Chế tác bản mộc
Đây là bước đầu tiên của quá trình hình thành một bức tượng phật. Những nghệ nhân của Đồ thờ Thông Hồng sẽ tạo dáng thô cho pho tượng. Ở bước này, chúng tôi gia công phần đầu, mặt tượng trước tiên, đục phác thảo các khối đầu, hốc mắt rồi tới trán, mũi, môi, v.v… Các nghệ nhân thường làm theo lối chế tác nhanh nhất bằng cách thực hiện đó là phân đôi khối đầu, thường lấy đường vạch thẳng bổ giữa sống mũi, xong đục một bên mặt trước; tiếp đó lấy sống mũi làm trục đối xứng, cuối cùng đục nốt nửa phần còn lại và đối chiếu với các chi tiết bên kia cho đối xứng.
Trên khuôn mặt tượng các nghệ nhân chế tác tại Thông Hồng cũng phân chia ra thành từng mảng, từng diện: khoảng cách giữa hai con mắt, nhất là từ chân tóc tới chân mày, chiều dài của sống mũi, bề rộng của cánh mũi, hoặc khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, hay độ dày của môi.v.v…Tính toán sau để toát lên được các góc cạnh trang nhã phong cách nghiêm trang, thông thái hoặc tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bước 2: Điêu khắc chi tiết
Sau khi đã định hình được kiểu dáng của tượng, và đục sơ khai để phác thảo bức Tượng (lấy dáng chung) những người thợ lành nghề sẽ sẽ đi những đường nét chính, đục chạm liền một lượt suốt từ diện tượng đến bệ tượng rồi đến khâu đục chi tiết, những người thợ tạc tượng cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là bước quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành một pho tượng. Trong khi đục vẫn phải phân chia những mảng khối, từng khoảng cách và đảm bảo những tỷ lệ “quân bình”, cân xứng của hai bức tượng Anan & Ca Diếp
Bước 3: Đục chạm, đẽo gọt & tạo điểm nhấn
Sau bước 2 là khâu gọt tượng, nạo tượng, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn pho tượng. Đây là bước hoàn thiện các đường nét, các chi tiết để tạo nên một bức tượng phật Sơn Đồng bằng gỗ hoàn chỉnh, tạo nên được tuỳ khí của pho tượng ví dụ như tượng Anan, ngài lớn tuổi hơn Cadiep và thường có nét mặt trang nghiêm cùng tóc mai ở hai bên. Ở bước này, nghệ nhân của Thông Hồng sẽ sử dụng lọai đục dẹt, mỏng để tách từng chi tiết sao cho toát lên được vẻ anh tú và tinh anh của gương mặt ngài. Gọt nạo được coi là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn ở bước 4 tiếp theo.
Bước 4: Công tác sơn lót & sơn phủ bề mặt tượng
Bước cuối cùng khá quan trọng, những bức tượng sau khi được chạm trổ kỹ càng và đánh mịn, bỏ hết những lớp gỗ gồ ghề trên bề mặt. Sau khi làm mịn phủ sơn bảo vệ và mạ vàng cho sản phẩm khiến cho bức tượng sáng bóng, đẹp và có hồn hơn bao giờ hết. Bước này cũng cần tỉ mỉ, cẩn thận và chau chuốt để thể hiện hồn của bức tượng
Trên đây là quy trình chế tác tượng Anan Ca diếp tại cơ sở Thông Hồng làng nghề Sơn Đồng, chúng tôi mong muốn thông qua bài viết này sẽ giúp khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn về quá trình ra đời của 1 bức tượng Phật trang nghiêm và thanh tịnh là không hề đơn giản mà rất công phu, mất nhiều thời gian chế tác và chứa đầy tính nghệ thuật của làng nghề thủ công Sơn Đồng.