Skip to content

Những lưu ý không thể bỏ qua khi đặt thờ tượng Phật tại nhà

5.097 lượt đọc
Tổng hợp những chú ý quan trọng nhất khi thờ Phật tại gia/tại nhà được Đồ thờ Thông Hồng chia sẻ chi tiết. Gia chủ có mong muốn thờ Phật cần tìm hiểu và ghi nhớ những thông tin sau:

Ghi nhớ những lưu ý quan trọng khi thỉnh tượng Phật về thờ tại gia

Ghi nhớ những lưu ý quan trọng khi thỉnh tượng Phật về thờ tại gia

Lễ khai quang điểm sáng

Chú ý đầu tiên chúng tôi muốn nhắc tới Lễ khai quang điểm sáng tại đền chùa nơi gia chủ gửi tưởng Phật trước khi thỉnh Phật về nhà để thờ.

Những người thờ Phật tại gia đều phải nhờ người làm lễ khai quang cho các tượng Phật, Bồ Tát (thường sẽ là sư thầy tại chùa). Theo quan điểm "nhập gia tùy tục" thì việc làm lễ là để tỏ ý thận trọng trọng, chọn ngày tốt hướng tốt để tỏ ý cầu mong may mắn, mọi sự tốt lành.

Vị trí đặt bàn thờ Phật

Nên đặt tượng Phật ở phòng khách trên bàn thờ có độ cao phù hợp

Nên đặt tượng Phật ở phòng khách trên bàn thờ có độ cao phù hợp

Bàn thờ Phật thường được đặt ở gian phòng khách. Nếu nhà có nhiều tầng thì có thể đặt bàn thờ Phật ở tầng trên, cần tránh vị trí chiếu dưới nhà vệ sinh hay gầm giường. (Đặc biệt, không đặt bàn thờ Phật tại phòng ngủ vì đây là không gian riêng tư của từng thành viên trong gia đình.)

Việc mua tượng Phật và thỉnh Phật về thờ tại gia không phải là việc thích hay ngẫu hứng lên là làm vì không phải tượng Phật nào cũng có thể đặt được trong nhà và đặt ở nhiều vị trí. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt trong một bàn thờ. (Quá nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy phân tâm, bất an). Nên đặt tượng Phật ở độ cao khoảng 1m và nhìn thẳng ra cửa để khí trường trong nhà toàn bộ đều mang năng lượng tốt.

Chú ý tượng Phật cần được đặt ngay thẳng, không được đặt cái thấp - cái cao, cái to - cái bé. Dù là tượng lồng kính, tượng gỗ, đồng, sành thì gia chủ cũng nên để ngang hàng, đồng bậc chứ không để tầng trên tầng dưới.

Những bài trú, bài niệm khi thờ Phật

Có nhiều gia chủ rất cầu kỳ và cẩn thận khi chọn lựa những bài chú, bài kinh niệm khi thờ Phật tại gia vì họ cho rằng có những bài chú nào đó mà người tu tại gia không được niệm hoặc bài chú đó cần tránh niệm vào một khoảng thời gian nào đó trong ngày.

Tuy nhiên, hiểu theo ý nghĩa khá thì với tấm lòng cung kính thì tất cả mọi bài chú, bài kinh đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Vì vậy, tốt nhất trước khi tụng niệm gia chủ nên rửa sạch tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễn Phật, tụng niệm. Không nên quá khắt khe về các bài chú, bài kinh vì quan trọng hơn cả vẫn là cái tâm thành kính của người tu đối với Đức Phật.

Đồ thờ cúng đặt trên bàn thờ Phật

Không cần đặt quá nhiều đồ thờ cúng trên bàn thờ Phật

Không cần đặt quá nhiều đồ thờ cúng trên bàn thờ Phật

Đồ thờ cúng trên bàn thờ Phật đối thiểu cần có bát hương, chén nước và lọ hoa. Tùy vào hoàn cảnh và cách bày trí của gia chủ thì đồ thờ cúng có thể thêm đèn thờ, tam sơn,...

Vật cúng bày trên bàn thờ Phật phải là đồ chay, hoa quả, nước trà,... cần được thay đổi hàng ngày. Những thứ dùng được, ăn được thì nên dùng vào việc khác hoặc cho người nhà ăn chứ không được vứt đi (đồ đã hỏng có thể bỏ đi).

Nếu có điều kiện và vị trí bày biện rộng rãi thì nên dùng một cặp đôi vật phẩm cho mỗi lần thờ để đảm bảo mỹ quan nhưng việc bày cúng đơn chiếc cũng không ảnh hưởng gì. Thờ Phật không cần quá nhiều đồ thờ cúng cũng như vật phẩm cúng mà chỉ cần vừa đủ, tránh rườm rà, phô trương.

Thời gian tu hành tại gia

Thời gian tu hành tại gia thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc buổi tối bởi đây là lúc thân tâm thanh tịnh và thoải mái nhất để người tu có thể chuyến chú và thành tâm tu tập.

Trường hợp không thể tu hành vào thời gian này thì gia chủ có thể chọn giờ khác phù hợp với tính chất công việc của mình. Không được có tâm thế tranh thủ, tận dụng 1 chút thời gian mà cần coi đây là một việc phải làm để Phật thấy được sự thành tâm. Phải luôn lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc khi thờ Phật.

Giữ gìn và chăm sóc bàn thờ Phật

Nếu như ở chùa thì hàng ngày các sư thầy đều phải thu gọn, hương tàn để tránh dơ bẩn và phòng tránh việc cháy chân hương còn khi thờ Phật tại gia, số lượng hương sử dụng ít hơn thì gia chủ cần chú ý dọn bàn thờ Phật 1 tuần/lần để giữ cho bát hương luôn sạch sẽ như mới thắp lần đầu.

Thường xuyên lau dọn để giữ bàn thờ Phật được sạch sẽ

Thường xuyên lau dọn để giữ bàn thờ Phật được sạch sẽ

Nếu không có phòng thờ Phật riêng hoặc không gian thờ Phật là không gian sinh hoạt chung của cả nhà, lại có diện tích nhỏ thì tốt nhất lúc bình thường nên lấy vải, khăn che phủ tượng Phật. Khi nào làm lễ Phật thì dọn dẹp lại không gian xung quanh chỉnh tề và sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra rồi tu hành như bình thường.

Những chú ý khác:

Không nên cất tượng Phật vào trong tủ kín vì đây được coi là hành động bất kính.

Khi tượng Phật bị hư hỏng thì phải tu sửa hoặc vẽ lại càng sớm càng tốt. Trường hợp tượng quá cũ không được vứt đi mà cần đem tượng Phật cũ lên chùa rồi đốt cùng tiền vàng sau đó mua tượng Phật mới để thay thế.

Ý nghĩa sâu xa của việc thỉnh tượng Phật về thờ tại gia:

Điều quan trọng nhất của người gia chủ có mong muốn thờ Phật tại gia chính là phải thật thành tâm. Luôn có ý nghĩ rằng hình tượng Phật giúp bản thân tự liên hệ, tự hoàn thiện phẩm chất và nhân cách sống tốt lên mỗi ngày -> Khi đó hình tượng Phật sẽ có linh  và tự nhiên tâm của bạn cũng có linh. Linh ở đây là năng lượng sáng tạo, năng lượng thiên thần).

Vì vậy, không có điều cấm kỵ hay điều gì là không nên, không thể khi thờ Phật bởi khi ta có ý thức tốt, không có ý thì Đức Phật sẽ không trách phạt gì cả.

5/5 (10 bầu chọn)