Bàn thờ ô xa loại đẹp
Địa chỉ tin cậy đặt gia công bàn thờ ô xa trong tín ngưỡng thờ tổ tiên và tín ngưỡng thờ Phật, thờ thần thánh của người Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thờ cúng tại gia đình, đình chùa, nhà thờ họ,...
Bàn thờ ô xa là gì
Tại Việt Nam, bàn thờ không những phổ biến trong nơi ở của các gia đình mà còn rất phỏ biến ở nơi thờ cúng công cộng như đình chùa, nhà thờ họ và được phân loại theo mục đích thờ cúng bao gồm bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật, bàn thờ Chúa, bàn thờ tổ... Bàn thờ được phân loại theo mẫu mã thường dành cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, bao gồm: bàn thờ chân vuông (các loại án gian và bàn ô xa) bàn thờ chân quỳ (sập thờ, bàn thờ chân quỳ dạ cá).
Bàn thờ ô xa (hay còn gọi là bàn thờ ô sa) là một loại bàn thờ với các ô được phân cách rõ ràng, trong mỗi ô được trang trí các họa tiết lộng lẫy, tinh xảo. Trong các mẫu bàn thờ nhóm thờ cúng tổ tiên thì bàn thờ Ô xa được trang trí kỳ công bậc nhất, chạm khắc tỷ mỷ và thường sử dụng chất liệu sơn son thếp bạc phủ hoàng kim hoặc thếp vàng để làm nổi bật các họa tiết.
Thông thường, mỗi ô là một bức tranh kinh điển như Tứ quý, Tứ linh, Tam Đa hay Bát Tiên… Việc đục, chạm trổ các bức tranh trong lòng bàn thờ này luôn được thực hiện một cách thủ công, bởi người thợ chạm đẽo lành nghề, và chắc chắn không thể dùng bằng máy móc để xử lý các chi tiết tinh vi và tinh tế như vậy. Vì lý do đó mà bàn thờ ô xa bao giờ cũng mất rất nhiều công sức và thời gian chế tác để đảm bảo độ đẹp tinh tế và có giá trị văn hoá tín ngưỡng, độ uy nghi và hoành tráng hơn so với các loại bàn thờ khác.
Với nghề truyền thống chạm khắc của gia đình, đồ thờ Thông Hồng xin giới thiệu các bước chế tác bàn thờ ô xa tại cơ sở sản xuất của chúng tôi theo các bước như sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu của khách hàng & Tư vấn của nghệ nhân Thông Hồng
- Giới thiệu các mẫu mẫu bàn thờ có sẵn, qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo;
- Giới thiệu các kích thước phong thuỷ tiêu chuẩn của bàn thờ hiện đại;
- Chọn vật liệu sử dụng: Bàn thờ ô xa cũng giống như các mẫu bàn thờ truyền thống khác, thường sẽ được làm bằng gỗ. Các loại gỗ cứng dễ đục đẽo và có độ bền cao thường là ưu tiên hàng đầu theo thứ tự Gỗ mít (có vân gỗ đẹp của lõi gỗ cộng với mùi thơm..),gỗ dổi, gộ gụ và gỗ vàng tâm. Thống nhất màu hoàn thiện & phụ kiện lắp đặt bàn thờ: ở bước này chúng tôi sẽ đưa ra các mẫu mầu gỗ, sơn son thếp vàng, hay phủ hoàng kim hoàn phù hợp cùng các phụ kiện đồng bộ.
- Thống nhất với khách hàng trong trường hợp khách hàng có thể tiến hành làm lễ trì chú cho gỗ sử dụng trước khi chế tác
Giai đoạn 2: Sản xuất bàn thờ theo yêu cầu của khách hàng
Bước 1: Tạo mẫu sản phẩm bản mộc
Đây là bước đầu tiên của quá trình sản xuất bản thờ, người thợ cả tại Thông Hồng phải có ý tưởng về đồ vật mình sẽ sản xuất ra, bao gồm cả các hoạ tiết hoa văn (ví dụ như: chủ đề “tứ linh” tức long ly quy phượng là hình ảnh của Rồng, Phượng, Lân, Rùa,“tứ quý” là hình hảnh của các con vật Tứ Linh, các ngài Tam Đa và Bát Tiên.. và phải thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật có sự phê duyệt và đồng ý của khách hàng
Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu để làm đồ thờ gỗ thường là gỗ mít, ngoài ra còn có thể dùng Gỗ vàng tâm mang màu vàng tươi sang trọng, khiến cho toàn bộ bàn thờ toả ra ánh vàng rực rỡ uy nghi, lộng lẫy và được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều nhất cho bàn thờ ô xa tại gia đình.
Bước 3: Đo đạc và cắt gỗ theo khối hình
Khi chuẩn bị nguyên liệu chính, thợ Ngang pha gỗ như (cưa, cắt, đục, bào) thành các khối gỗ để tạo từng chi tiết sản phẩm, đảm bảo được hình khối như tại bước 1 đã phác thảo.
Bước 4: Chạm khắc theo mẫu sản phẩm
Ở bước quan trọng này đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ cao thì người thợ Chạm khắc sẽ thực hiện. Đầu tiên, dựa trên ý tưởng tạo mẫu hoa văn đã thống nhất ở bước 1. Tiếp đến người thợ chạm khắc phải dựng hình tức hoa văn trên phôi sản phẩm, lấy nền tức làm nổi hình ảnh của hoa văn, và bắt đầu thể hiện nghệ thuật chạm khắc như: chạm nổi, chạm thủng, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm chìm bằng cách đục phá, gọt, tỉa chi tiết, nạo… Nét chạm khắc có tinh xảo nghệ thuật hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và đôi bàn tay khéo léo của người thợ chạm khắc.
Bước 5: Ghép thành hình sản phẩm
Tiếp đến người thợ Ngang và thợ Chạm cùng phải phối hợp với nhau chính thức lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm với các công việc như: bào lau, nạo nhẵn, lu những chỗ cong, đường gấp khúc, gắn cố định bằng (cồn, keo, sơn).
Bước 6: Sơn và hoàn thiện sản phẩm
Đối với bàn thờ truyền thống, bước này sẽ áp dụng kỹ thuật sơn son thiếp vàng truyền thống. Màu sơn ta đẹp và độc đáo, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại sơn nào. Những sản phẩm sơn son thiếp vàng lộng lẫy tái hiện không khí trang trọng, thiêng liêng. Hầu hết các công đoạn đều thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Giai đoạn 3: Nghiệm thu và bảo hành
- Giai đoạn này được thực hiện ngay sau khi hoàn thiện sản phẩm, được vận chuyển tận nơi miễn phí theo khung giờ của gia chủ yêu cầu.
- Viết phiếu bảo hành chống co ngót gỗ lên tới 10 năm.
Mọi thông tin tư vấn xin liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.