Vai trò của bàn thờ gia tiên trong ngôi nhà
Bàn thờ gia tiên nơi gia đình bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đối với những người đã khuất, những người đã có công sinh thành và dưỡng dục các thế hệ sau. Khi dâng hương và khấn bái, các thành viên trong gia đình gửi gắm những lời nguyện cầu mong muốn tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình, cầu mong về cuộc sống an lành, dồi dào sức khỏe.
Bên cạnh đó, bàn thờ gia tiên còn góp phần tạo nên kiến trúc và trang trí không gian sống trong nhà. Bàn thờ gia tiên có nhiều mẫu chế tác khác nhau, trong đó nổi bật nhất là bàn thờ ô xa với thiết kế mang lại cảm giác trang trọng, linh thiêng và bề thế, được đặt ở vị trí trang trọng như phòng khách hoặc phòng thờ riêng. Các vật dụng trên bàn thờ như bình hoa, lư hương, nến không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp kiến trúc cổ kính cho ngôi nhà.
Một số bước cần thực hiện và lưu ý khi lập bàn thờ mới
Lưu ý khi chọn bàn thờ
Khi chọn bàn thờ gia tiên, gia chủ cần chọn chiếc bàn thờ phù hợp với diện tích, thiết kế và nội thất căn nhà để tạo nên không gian thờ cúng trang nghiêm và hài hòa. Đối với những ngôi nhà có diện tích rộng, gia chủ nên chọn tủ thờ hoặc bàn thờ ô xa, mang lại cảm giác bề thế, sang trọng. Đồng thời, mẫu bàn thờ này đủ rộng để có thể kết hợp thờ cúng thần phật và gia tiên, khi đó gia chủ nên chọn bàn thờ nhị cấp hoặc tam cấp để phân cấp các vị theo đúng thứ bậc.
Ngược lại, đối với ngôi nhà có diện tích hẹp như chung cư, bàn thờ treo tường hoặc mẫu bàn thờ chung cư là lựa chọn tối ưu nhất. Những mẫu bàn thờ này thường có kích thước gọn gàng, không chiếm quá nhiều không gian nhưng vẫn đảm bảo sự thanh tịnh cho không gian thờ.
Sau khi chọn được mẫu bàn thờ phù hợp, gia chủ cần sắm thêm các đồ thờ tâm linh đặt trên bàn thờ và bố trí chúng cân đối và hợp lý trên bàn thờ, tuân theo nguyên tắc phong thủy, sắp xếp sao cho hài hòa và đẹp mắt.
Chọn ngày cát lợi để lập bàn thờ
Khi lập bàn thờ gia tiên, gia chủ cần chọn ngày cát lợi để thỉnh các ngài về phù hộ cho gia đình. Ngày lập bàn thờ nên là ngày đẹp theo lịch vạn sự hoặc do thầy phong thủy chọn. Ngày này cần hợp tuổi, hợp mệnh với chủ nhà và không rơi vào ngày "sát sư" – tức là ngày vía của thầy phong thủy.
Các ngày phù hợp để lập bàn thờ thường nằm trong khoảng đầu tháng và muộn nhất là trước ngày rằm giữa tháng để có thể thu hút vận khí tốt. Đặc biệt, cần tránh lập bàn thờ vào năm hạn, năm tuổi hoặc năm phạm hạn "tam tai" của gia chủ vì có thể mang lại những điều không may.
Vị trí và hướng đặt bàn thờ
Chọn vị trí và hướng đặt bàn thờ gia tiên phù hợp với phong thủy và bản mệnh của gia chủ sẽ giúp gia đình thu hút vượng khí và sự may mắn. Bàn thờ cần đặt ở nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà, thường là phòng thờ riêng, phòng khách hoặc không gian ở tầng cao nhất của ngôi nhà. Những vị trí này sẽ tạo ra không gian yên tĩnh, linh thiêng và trang trọng hơn.
Về hướng đặt bàn thờ, gia chủ nên tham khảo ý kiến thầy phong thủy để chọn hướng hợp tuổi, hợp mệnh. Nếu không có điều kiện, gia chủ có thể đặt bàn thờ theo hướng Tây Bắc của ngôi nhà. Hướng này theo phong thủy là hướng dương trong khi bàn thờ mang tính âm, kết hợp lại sẽ tạo sự cân bằng âm dương, mang lại may mắn và phúc lộc cho gia đình.
Bốc bát hương bàn thờ
Trước khi tiến hành bốc ban hương và làm lễ nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ đồ thờ cúng, đảm bảo mọi thứ sẵn sàng cho nghi lễ.
Một bàn thờ thường có từ 1 đến 3 bát hương, tùy thuộc vào truyền thống và phong tục gia đình. Thông thường, mỗi gia đình sẽ chỉ có 1 bát hương, còn với những gia đình coi trọng lễ nghi, gia chủ sẽ chuẩn bị 3 bát hương. Trong đó, bát hương lớn nhất đặt ở giữa để thờ các quan trên và thần linh. Hai bát hương nhỏ hơn đặt hai bên: bát bên phải thờ gia tiên và bát bên trái thờ bà cô, ông mãnh, huyền cô, huyền cậu.
Khi chuẩn bị bốc bát hương, gia chủ cần chuẩn bị
- Bát hương
- Tro bếp hoặc là tro thân lá nếp khô, tuyệt đối không sử dụng cát.
- Tờ hiệu dùng để viết tên gia chủ cùng địa chỉ lập bàn thờ.
- Bộ thất bảo hoặc bạc thật hay vàng lá.
Sau khi bốc bát hương, gia chủ đặt chúng lên bàn thờ và tiến hành làm lễ. Việc bốc bát hương đúng cách giúp gia đình thể hiện lòng thành kính và cầu mong sự bảo hộ từ tổ tiên và các vị thần linh.
Lễ vật cúng
Khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật cúng đầy đủ, chu đáo và tươm tất để cho thấy tấm lòng thành của mình với các bậc bề trên. Lễ vật cúng bao gồm
- Trái cây và bánh kẹo
- Một bộ tam sanh gồm có 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con tôm luộc và 1 quả trứng luộc.
- Xôi
- Đĩa muối
- Rượu trắng và nước sạch
- Hoa tươi
- Trầu cau
- Vàng mã
Sau lễ nhập trạch
Gia chủ cần thắp hương liên tục 100 ngày sau khi đã làm xong lễ nhập trạch và an vị bát hương để tụ phúc khí trong nhà và để giữ chân các vị tổ tiên và thần linh. Sau 100 ngày, gia chủ hãy làm lễ tạ để an vị bàn thờ.
Một số mẫu bàn thờ tham khảo
Dưới đây là một số mẫu bàn thờ gia tiên được chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng thuộc làng nghề Sơn Đồng, bao gồm bàn thờ ô xa, bàn thờ chung cư, bàn thờ họ,...