Skip to content

Thiết kế, thi công và trùng tu nội thất đình, chùa

610 lượt đọc
Đình, chùa là kiến trúc tâm linh có ý nghĩa vô cùng to lớn, linh thiêng với người dân Việt Nam từ xa xưa đến nay. Thiết kế, thi công nội thất đình chùa phải đảm bảo về mặt kỹ thuật để bền vững lâu năm, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ phù hợp với văn hóa và truyền thống cùng với các yếu tố tâm linh cũng phải có.

Yêu cầu thiết kế, thi công và trùng tu nội thất đình, chùa

Đình chùa là nơi thờ cúng các Phật, các vị anh hùng có công với địa phương và đất nước, cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và văn hóa truyền thống của người dân nhiều thế hệ. Do đó kiến trúc đình trình phải là những công trình mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống, lịch sử và tâm linh.

noi-that-dinh-chua.jpg (173 KB)

Trong đó hệ thống nội thất bên trong đình, chùa được bố trí và sử dụng khác nhau, tùy theo phong tục văn hóa của mỗi vùng miền nhưng thường có những yêu cầu cơ bản sau:

  • Coi trọng yếu tố phong thủy: Trong những không gian thờ cúng linh thiêng như đình chùa thì yếu tố phong thủy rất được coi trọng, thể hiện từ các đồ nội thất lựa chọn, chất lượng, cách chế tác cho đến bài trí như thế nào. Đáp ứng yếu tố phong thủy được quan niệm không chỉ giúp ngôi chùa “linh thiêng” hơn mà còn liên quan đến các sư trong chùa, tăng ni phật tử thập phương.
  • Coi trọng vật liệu chế tác: Có nhiều loại vật liệu sử dụng chế tác nội thất trong chùa khác nhau như đá, gỗ, giấy, tre,... hay hiện đại hơn là gốm sứ. Tuy nhiên, xét về yếu tố tâm linh, phong thủy thì nội thất gỗ chế tác thủ công là tốt nhất. 
  • Coi trọng bố trí, cách sắp đặt nội thất: nội thất trong đình, chùa phải bố trí theo nguyên tắc riêng, vừa phù hợp với văn hóa truyền thống, quan niệm của đạo Phật vừa đạt yếu tố thẩm mỹ và phong thủy.
  • Coi trọng chất lượng nội thất: Nội thất đồ thờ đình chùa nên được chế tác thủ công đẹp, phù hợp với văn hóa truyền thống trên chất liệu gỗ tốt hoặc vật liệu bền khác. Tuổi thọ của nội thất càng cao thì giá trị tâm linh càng lớn.

Ngoài ra khi thi công và trùng tu nội thất đình chùa cần xem xét các yếu tố phong thủy như: ngày giờ xây dựng hoặc trùng tu, vị trí, đất,... 

Tìm hiểu về cách bài trí cơ bản nội thất đình, chùa ở Việt Nam

Đình chùa thường được gọi chung nhưng đây là hai kiến trúc tâm linh khác nhau, do vậy việc thiết kế, thi công và trùng tu nội thất cũng sẽ khác nhau. Nghệ nhân Sơn Đồng có kinh nghiệm nhiều năm trong chế tác đồ thờ, nội thất đình chùa cũng như thiết kế và thi công sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản nhất.

noi-that-dinh-chua-5.jpg (192 KB)

Cách bài trí nội thất ở đình

Đình là không gian tâm linh cũng là nơi sinh hoạt của người dân trong làng, xuất hiện từ thế kỷ 15 thời kỳ nhà Lê Sơ. Trong văn hóa tâm linh, đình làng thường thờ các vị thần tối thượng của làng còn còn là Thành Hoàng làng. 

Việc thiết kế kiến trúc nói chung và bố trí nội thất đình nói riêng còn phụ thuộc vào sự tích của các vị thần này. Thông thường, từ ngoài vào trong đình thường có hồ bán nguyệt, nghi môn, bình phong, tả vu, hữu vu và đại đình.

noi-that-dinh-chua-3.jpg (194 KB)

Bên trong đình thờ luôn có xà ngạch hoặc ngưỡng cửa với quan niệm giúp gạt bỏ những thứ xấu xa, giữ lại những thứ trong sạch nhất khi đến gần thần linh. Sau sập thờ là đôi hạc đứng trên rùa, miệng hé ngậm viên ngọc tròn. Sau đó là ban thờ chính của đền thường được chạm khắc nhiều đề tài thể hiện sự tích của vị thần làng hoặc ước vọng của người dân. Phía trên đặt bát hương lớn chính giữa, bộ tam sự, nến thờ phía ngoài,... 

Cách bài trí nội thất ở chùa

Chùa là nơi thờ cúng các vị Đức Phật, do đó hệ thống nội thất gồm nhiều tượng được bố trí theo quy tắc riêng. Theo truyền thuyết của Phật giáo, đạo Phật đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển, ở mỗi thời kỳ đều có những sự thêm thắt, biến đổi khác nhau. Bài trí tượng thờ trong chùa phải thể hiện rõ được điều này.

  • Tam Thế Phật: đặt ở vị trí trên cùng tượng trưng cho bộ ba Phật thời gian là Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai.
  • Bộ Di Đà Tam Tôn được quan niệm là những vị Phật đón những linh hồn có phật quả về Tây phương Cực lạc, trong đó bên phải là Đại Thế Chí Bồ Tát, bên trái là Quan Thế Âm Bồ Tát.
  • Bộ Hoa Nghiêm Tam Thánh đặt ở hàng thờ thứ ba, có tượng Thích Ca Mâu Ni cầm bông sen, bên trái là Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử, Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng.
  • Vị trí thờ ở hàng thứ tư trở đi ở các chùa có thể khác nhau, chưa quy định cụ thể đặt vị tượng nào. Tại các ngôi chùa ở vùng nhiều giặc dã, thiên tại thì người ta thường thờ Tượng Di Lặc để cầu mong bình Yên.
  • Tượng Thích Ca Sơ Sinh được thờ ở hàng thứ năm, ngoài ra còn có tượng Phạm Thiên và Đế Thích.

Việc bài trí nội thất chùa thường liên quan đến đường đi lễ và ý nghĩa trong Phật giáo. Các chùa thường bố trí để Phật tử đi vào và cúng lễ theo chiều quay chữ vạn (ngược chiều kim đồng hồ). Phật tử cúng bái lần lượt các tượng từ thấp đến cao để dẫn dắt đến những vị Bồ Tát.

noi-that-dinh-chua-2.jpg (251 KB)

Ngoài thờ Phật thì tại một số chùa còn đặt bàn thờ phụ thờ các vị tổ truyền đăng và tổ chùa. Trong đó tượng các vị tổ truyền đăng thường đặt ở hai dãy hành lang, đánh dấu sự phát triển của Phật giáo. Còn Tổ chùa đi theo Phật nên thường đặt thờ ở phía sau Phật điện nhưng trên trục trung tâm.

Đồ thờ Thông Hồng chuyên thiết kế, thi công và trùng tu nội thất đình, chùa

Đồ thờ Thông Hồng làng nghề Sơn Đồng - Hà Nội có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công và trùng tu nội thất đình thờ. Các nghệ nhân của chúng tôi am hiểu kiến trúc thờ cúng các vùng miền, có kinh nghiệm trong chế tác đồ thờ sẽ tư vấn, dựng thiết kế, cung cấp giải pháp trùng tu nội thất đẹp nhất theo yêu cầu.

Bàn tay nghệ nhân Đồ thờ Thông Hồng đã có mặt trong nhiều kiến trúc đình, chùa đẹp khắp cả nước. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết dịch vụ thiết kế, thi công trùng tu nội thất đình chùa nhé.

ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56
E-mail: [email protected]

5/5 (2 bầu chọn)