Tại sao nên thờ tượng Tam Thế Phật tại gia?
Thờ tượng Tam Thế Phật tại gia là một cách để các phật tử bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với sự dẫn dắt, cứu vớt của các vị Phật để hướng họ tới sự giác ngộ và có được tâm hồn thanh thản. Tam Thế Phật bao gồm Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc, đại diện lần lượt cho ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Tượng Tam Thế mang ý nghĩa sâu sắc về thời gian và sự luân hồi của cuộc sống.
Khi đứng trước tượng Tam Thế, Phật A Di Đà tượng trưng cho quá khứ, nhắc nhở chúng ta về những bài học và kinh nghiệm đã trải qua, để từ đó sống có trách nhiệm hơn trong hiện tại. Phật Thích Ca Mâu Ni là biểu tượng của hiện tại, giúp ta nhận thức được giá trị của từng khoảnh khắc và khuyến khích lan tỏa lòng từ bi, trí tuệ trong mọi hành động. Phật Di Lặc, biểu tượng của tương lai, đem đến niềm hy vọng và sự lạc quan cho một tương lai tốt đẹp hơn.
Thờ tượng Tam Thế Phật tại gia giúp mỗi người tự rèn luyện đạo đức, sống tốt với gia đình và góp phần xây dựng xã hội hài hòa, hạnh phúc.
Đọc thêm: Các vị trong Tam Thế Phật và ý nghĩa trong văn hóa tâm linh
Những việc cần làm trước khi thỉnh tượng
Chọn tượng
Khi chọn tượng Tam Thế Phật thờ tại gia, cần tham khảo ý kiến từ các sư thầy hoặc những người có hiểu biết sâu về Phật giáo để chọn mẫu tượng chính xác, phù hợp với mục đích thờ cúng của gia đình.
Tam Thế Phật bao gồm tượng A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni và Di Lặc, đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó, cần chọn những pho tượng thể hiện đúng hình tượng và tư thế chuẩn mực của các vị Phật. Các bức tượng cần được chạm khắc tỉ mỉ, hoàn chỉnh, không có vết nứt hay sứt mẻ. Chất lượng và hình dáng của tượng cần toát lên sự thanh tịnh và tôn nghiêm, giúp tạo ra không gian thờ cúng linh thiêng và trang trọng cho gia đình. Không nên sử dụng các mẫu tượng có hình dáng khác lạ, thiếu sự trang nghiêm hoặc không phù hợp với nguyên tắc Phật giáo.
Về chất liệu chế tác, tượng gỗ là lựa chọn phổ biến và được đông đảo gia đình ưa chuộng do gỗ là chất liệu mang nhiều vượng khí về mặt phong thủy, ngoài ra gỗ có giá thành rẻ hơn và dễ chế tác hơn so với nhiều loại chất liệu khác.
Chọn ngày, giờ tốt
Để chọn ngày, giờ phù hợp để thỉnh tượng Tam Thế Phật, gia chủ có thể nhờ các sư thầy tại chùa hướng dẫn chọn ngày phù hợp hoặc tự mình lựa chọn ngày thỉnh Phật theo ý nguyện.
Có thể thỉnh tượng Tam Thế Phật vào những ngày đẹp trong tháng, như các ngày trai, đặc biệt là mùng 8, 14, 15 và 30 âm lịch.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể chọn thỉnh Phật vào những ngày “vía” của từng vị Phật như ngày vía Phật A Di Đà vào 17 tháng 11 Âm lịch, Phật Thích Ca vào 8 tháng 12 âm lịch (ngày vía Phật Thích Ca thành đạo) hay Phật Di Lặc vào 1 tháng 1 âm lịch.
Chuẩn bị bàn thờ
- Bố trí bàn thờ: Trước tiên, bàn thờ hoặc bàn án gian cần được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ. Đảm bảo bàn thờ đặt ở nơi cao ráo, trang nghiêm, sạch sẽ, thoáng mát và không bị che khuất.
- Sắp xếp đồ cúng: Bát hương phải được đặt ở vị trí chính giữa, trước tượng Phật. Bên cạnh đó, cần có đèn sáng, tượng trưng cho trí tuệ và ánh sáng của Phật pháp. Gia chủ nên chuẩn bị hoa tươi, đồ lễ và nước sạch để đảm bảo không gian thỉnh tượng được thanh tịnh và trang nghiêm.
- Kiểm tra cẩn thận: Sau đó, gia chủ cần kiểm tra lại một lần nữa, đảm bảo bàn thờ sạch sẽ, đầy đủ và ngăn nắp, tránh để những đồ vật không liên quan trên bàn thờ.
Sau khi bàn thờ đã được chuẩn bị đầy đủ, gia chủ có thể tiến hành thỉnh tượng Tam Thế Phật từ chùa hoặc cửa hàng về và đặt lên bàn thờ để thờ cúng.
Những việc cần làm khi an vị tượng
Khi thỉnh tượng Phật, gia chủ cần đi một mạch từ nơi thỉnh về nhà, không được ghé qua các địa điểm khác, tránh làm gián đoạn quá trình thỉnh Phật. Điều này thể hiện sự kính trọng và tôn nghiêm trong quá trình thỉnh và an vị Phật.
Sau đó, khi về đến nhà, gia chủ cần ngay lập tức an vị tượng Tam Thế Phật lên bàn thờ. Tránh đặt tượng tạm trên bàn, ghế hay các vị trí không trang nghiêm khác.
Bên cạnh đó, cần đặt tượng đúng vị trí và thứ tự như sau: tượng A Di Đà ngự bên trái, tượng Phật Thích Ca ở giữa và tượng Di Lặc ở bên phải, lần lượt đại diện cho quá khứ - hiện tại - tương lai.
Những việc cần làm sau khi thỉnh tượng Tam Thế Phật
Sau khi thỉnh và an vị tượng Tam Thế Phật tại gia, gia chủ cần thực hiện những việc sau để thể hiện sự tôn kính và giữ gìn không gian thờ phụng luôn trang nghiêm:
- Dọn dẹp bàn thờ Phật thường xuyên: Bàn thờ Phật cần được quét dọn sạch sẽ và xếp gọn gàng. Cần để ý dọn bớt chân hương và thay đồ cúng sau khi lễ bái, khi hoa quả dâng cúng bị khô héo, gia chủ cần thay thế ngay bằng những hoa quả mới, tươi ngon hơn.
- Dâng lễ cúng vào các ngày sóc vọng: Vào các ngày sóc vọng trong tháng âm lịch (mùng 1, ngày rằm, ngày 14, ngày 30),gia chủ nên chuẩn bị lễ vật như nhang đèn, hoa tươi và trái cây để dâng cúng lên Tam Thế Phật.
- Chăm sóc và tắm tượng Phật: Mặc dù không cần tắm tượng Phật mỗi ngày, nhưng nếu thấy tượng bị bám bụi, gia chủ cần dùng một chiếc khăn sạch, mới tinh để lau nhẹ nhàng từ trên xuống để đảm bảo sự tôn nghiêm cho tượng Phật và giữ cho không gian thờ cúng luôn trang trọng.
- Không xức nước thơm lên tượng: Lưu ý không xức các loại nước thơm lên tượng Phật vì những mùi hương này có thể gây sự mê đắm không phù hợp với ý nghĩa thanh tịnh của việc thờ cúng.
- Giữ gìn giới hạnh và tu tâm: Sau khi thỉnh Phật về thờ tại gia, gia chủ cần giữ gìn ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu). Điều này giúp gia chủ sống đúng theo đạo đức Phật giáo và giữ thân - khẩu - ý trong sạch. Cân thiền định, niệm Phật, lạy sám hối để giữ tâm thanh tịnh và tích cực hướng tới những điều thiện lành. Điều này không chỉ tạo nên sự an lạc cho bản thân mà còn mang lại phước đức cho gia đình.
- Ăn chay vào các ngày quan trọng: Gia chủ nên ăn chay vào những ngày mùng 1, ngày rằm hoặc các ngày vía chư Phật Tam Thế (như đã nêu trên) để thể hiện lòng thành và nuôi dưỡng tâm từ bi. Ăn chay cũng là cách giúp thanh lọc cơ thể và tinh thần, tránh khỏi các nghiệp ác liên quan đến sát sinh.