Hình tướng Phật tại Ấn Độ
Phật Thích Ca Mâu Ni sinh thời là thái tử Tất-đạt-đa Cồ Đàm của tiểu quốc Shakya, thuộc Ấn Độ ngày nay. Ngài sớm từ bỏ vinh hoa phú để đi theo con đường tu hành và đạt được giác ngộ vào năm 35 tuổi. Trong 45 năm tại thế còn lại của mình, ngài đã dành hết tâm sức, đi đến nhiều nơi để truyền bá Phật pháp và lan tỏa những giáo lý tốt đẹp, giúp giải thoát con người khỏi những trói buộc của tà niệm trong tâm.
Năm ngài 41 tuổi, ngài Phú-Lưu-Na-Thích-Đa-La-Ni-Tự, một trong những đại đệ tử của Phật Thích Ca, đã vẽ lại hình tướng của Phật.
Ấn Độ là nơi xuất thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nên cũng là nơi có những mô tả sớm nhất về hình tướng của Đức Phật. Trong đó, Đức Phật Thích Ca có vẻ ngoài rất bình dị, mộc mạc, khi đó tóc ngài không cạo mà xoắn vào nhau thành búi, râu ngài để mọc tự nhiên, trên người có thể treo các trang sức đặc trưng của Ấn Độ, chẳng hạn như trên đầu ngài có thể treo biểu tượng hình chớp.
Hình tướng Phật tại các quốc gia theo Nam Tông giáo
Nam Tông giáo cũng chỉ thờ Phật Thích Ca, bên cạnh đó còn thờ các vị A La Hán - đệ tử của Đức Phật từ xa xưa - và một số vị thánh như Tam Tạng Thánh, các Trưởng Lão,...
Các quốc gia theo Nam Tông giáo hiện nay bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và Sri Lanka. Nam Tông giáo thờ Phật Thích Ca Mâu Ni có hình tướng gần giống với Phật ở Ấn Độ. Phật Thích Ca ở đây có hào quang Phật đạo tỏa ra ở sau mình, ngồi theo thế kiết già, đầu đội chóp nhọn, trang sức trên người giống với hình tướng Phật Thích Ca của Ấn Độ.
Trong các chùa theo Nam Tông giáo thường thờ tượng Phật Thích Ca khổ hạnh, Phật Thích Ca đạt giác ngộ, Phật Thích Ca nhập Niết bàn,... thể hiện cho nhiều giai đoạn trên con đường tu hành của Đức Phật.
Hình tướng Phật tại các quốc gia theo Bắc Tông giáo
Trên bàn thờ Phật của Bắc Tông giáo, người ta thường thờ ba vị Tam thế Phật bao gồm Phật A Di Đà (Quá khứ),Phật Thích Ca Mâu Ni (Hiện tại) và Phật Di Lặc (Tương lai). Trong đó, Phật Thích Ca được đặt ở giữa.
Các quốc gia theo Bắc Tông giáo tập trung chủ yếu ở Đông Bắc Á và trải dài xuống phía Nam, bao gồm các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Bhutan, Sikkim, Nhật Bản.
So với hình tướng Phật ở Ấn Độ hoặc Nam Tông giáo, Phật ở Bắc Tông giáo có hào quang năm sắc hình tròn, trên đầu không treo trang sức hình chớp.
Một số hình tướng khác
Với Phật giáo của Nhật Bản, tuy thuộc Bắc Tông giáo nhưng hình tượng Phật Thích Ca tại đây vẫn có những điều chỉnh để phù hợp với Võ Sĩ Đạo, Thần Đạo và văn hóa con người Nhật Bản. Tại đây, tăng sĩ tu hành theo chủ trương hội nhập dòng đời, gọi là phong trào Tân Tăng, khi đó các nhà sư có thể có gia đình, tu hành bằng cách lấy thiện tâm làm gốc, tập trung niệm và thờ Phật. Khi đó, người Nhật đã đúc tượng Phật theo hình tướng và bản tính của mình.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam cũng có một số tôn giáo nội sinh theo đạo Phật, chẳng hạn như miền Nam Việt Nam có đạo Phật Khất sĩ được khai sơn vào năm 1944, đến nay đã phát triển đến nhiều nơi. Đệ tử của Phật giáo Khất sĩ thờ Phật Thích Ca có hình tướng tương tự như các giáo khác, điểm khác biệt là tượng Đức Phật được thờ trong tháp Đa Bảo nhiều tầng. Hoặc nhiều giáo khác cũng theo đạo Phật nhưng không thờ Phật Thích Ca, chẳng hạn như đệ tử Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương thờ Phật Thầy Tây An hoặc tăng lữ của Phật giáo Hòa Hảo thờ Phật qua ảnh tượng Đức Huỳnh Phú Sổ,...
Ngoài ra, hình tướng Phật còn có sự khác biệt giữa các pháp môn hoặc địa phương theo đạo Phật, chẳng hạn như Thiền tông tín ngưỡng Phật Thích ca cầm hoa sen, Duy thức tông thờ Phật Di Lặc, Hoa Nghiêm tông thờ Đức Tỳ Lô Giá Na Phật, Mật tông thờ Đức Đại Nhựt Như Lai,...
32 hình tướng tốt của Đức Phật
Dù Đức Phật được khắc họa dưới hình tướng nào thì người chế tác tượng Phật vẫn cần đảm bảo 32 tướng tốt của ngài để khắc họa đúng hình ảnh Đức Phật của Phật giáo, đồng thời thể hiện được giá trị tâm linh của pho tượng.
32 tướng tốt của Đức Phật bao gồm:
- Lòng bàn chân bằng và thẳng, không có lồi lỏm.
- Lòng bàn chân có hình bánh xe, ngàn tăm xe trục xe, vành xe đầy đủ.
- Chân tay mềm mại, không bị nứt nẻ, thô cứng.
- Ngón tay nhỏ và dài, trắng nõn như tuyết.
- Tay chân có màng da lưới.
- Gót chân thon tròn, đầy đặn, không bị lồi lõm.
- Mắt cá chân tròn.
- Ống chân tròn đầy như con nai chúa.
- Tay dài quá gối, lưng thẳng như núi.
- Nam căn ẩn tàng bên trong.
- Tướng lưỡi rộng và dài.
- Mỗi chân chỉ mọc 1 sợi lông có màu xanh và thoảng mùi thơm.
- Lông mọc ngược lên và xoáy về hướng mặt.
- Thân hình có màu như vàng kim
- Thân tỏa ra hào quang.
- Da mịn trơn nhu nhuyễn như dầu.
- Hai vai bằng thẳng không bị khuyết.
- Hai nách đầy đặn không lõm.
- Thân đứng cao thẳng, uy nghi đĩnh đạc.
- Thân hình đoan chính không cong vẹo, uốn éo.
- Lòng bàn tay bằng thẳng.
- Có 40 răng.
- Răng đều và trắng.
- Răng bằng thẳng, không hở hoặc khuyết.
- Hai má tròn đầy như má sư tử.
- Trong cổ họng thường tiết ra nước bột đầy đủ cam lồ mỹ vị.
- Lưỡi rộng, dài và mềm.
- Âm thanh như tiếng chim Ca lăng, từ xa cũng có thể nghe.
- Mắt màu tím thẫm, trong như nước biển.
- Lông mi mang nét phi phàm.
- Giữa hai lông mày có lông trắng tỏa hào quang.
- Trên đỉnh đầu có nhục kế.
Tổng kết
Tượng Phật Thích Ca xuất hiện với nhiều hình tướng khác nhau tùy theo nền văn hóa của từng quốc gia, vùng miền cũng như sự phát triển của các pháp môn trong Phật giáo. Mặc dù có sự đa dạng trong cách thể hiện, nhưng tất cả đều hướng về một nguồn gốc chung, thể hiện triết lý và tinh thần từ bi của đạo Phật, là biểu tượng của hòa bình, giác ngộ và lòng từ bi vượt qua biên giới văn hóa.