Skip to content

Truyền thống văn hoá treo hoành phi, câu đối của người Việt

Treo hoành phi, câu đối trở thành truyền thống, nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người việt từ xưa đến nay. Đồ Thờ Thông Hồng chia sẻ tới bạn một số thông tin về hoành phi, câu đối tromg bài viết dưới đây.

Từ thời xưa, những bức cuốn thư hoành phi câu đối, câu đối được sơn son thếp vàng, sơn đen chữ vàng hoặc đỏ hay chữ khảm gỗ xà cừ luôn được người dân ưa chuộng .Trong phòng thờ cúng gia tiên của mỗi gia đình người Việt Nam đều dành một không gian trang trọng nhất để treo những bức hoành phi câu đối. Đây là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh của người Việt từ xưa đến nay.

Ý nghĩa hoành phi câu đối trong văn hòa của người Việt

ý nghĩa hoành phi câu đối trong văn hóa người việt

 Ngày xưa, nhất là miền Bắc mỗi khi gia đình nào có việc trọng đại như: vinh quy bái tổ, chúc thọ ông bà, cha mẹ, mừng tân gia… mọi người lại đến tặng nhau đôi câu đối, nếu mà sang hơn nữa thì tặng cả bức hoành phi. Bức Hoành Phi thường được bố cục theo hình chữ nhật treo trên xà ngang, gian giữa những nơi tôn nghiêm, mang ý nghĩa tâm linh, ở phía trên câu đối, ngăn cách không gian bên ngoài với khu vực thờ cúng. Nhà nào giàu có thì dung sơn son thếp vàng, nhà tầm trung thì thếp bạc, còn nghèo hơn nữa thì nhờ thày đồ viết cho mấy chữ, kính cẩn treo trên bàn thờ để tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên. Hoành phi và câu đối luôn đi đồng bộ là lối chơi chữ được nhiều người ưa chuộng.

Thú chơi hoành phi câu đối qua hàng ngàn năm đã trở thành nét văn hóa riêng, là nét đặc trưng của cả một dân tộc Việt Nam. Ngày nay, người biết đọc, biết viết hoành phi câu đối không nhiều, có lẽ bắt nguồn từ việc cách tân và chiến tranh liên miên của dân tộc ta. Phần lớn bây giờ để viết được câu đối hoàn phi là những người biết viết chữ Hán, chữ Nôm từ thế kỷ trước, còn lại là một số ít người trẻ tuổi yêu chữ mà trở thành nhà Nho. Hoành Phi Câu Đối Thường đi cùng với một diềm trang trí kết nối giữa hai cây cột ở giữa ngôi, phần này được gọi là Cửa Võng. Cửa Võng được nghệ nhân đục chạm khéo léo với các họa tiết, hoa văn khác nhau từ hoa lá, cây cỏ, linh vật rồng phượng…

Ý nghĩa bức hoành phi

Mỗi chữ viết trên hoành phi đều mang một ý nghĩa tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên, ca tụng công đức của tổ tiên, ghi lại những lời răn dạy cho con cháu hoặc thể hiện ước nguyện cầu mong sự bình an, thái bình.

Hoành phi - câu đối thờ cúng thường dùng bằng chất liệu gỗ hoặc đồng, nhưng đa số khách hàng thích dung chất liệu gỗ hơn vì đường nét sắc sảo, toát lên được vẻ trang nghiêm, thịnh hành nhất là sơn son thếp vàng, thếp đồng… Các mấu hoành phi - câu đối được dùng phổ biến như: Cửu Huyền Thất Tổ, Đức Lưu Quang, Mẫu Nghi Thiên Hạ, Phúc Mãn Đường, Ẩm Hà Tư Nguyên...đi cùng với từng bức hoành là một đôi câu đối tương ứng. Mẫu câu đối này thường dùng cho đình, miếu, chùa, dòng họ, thờ cúng gia tiên .Trong đó hoành phi Đức Lưu Quang là " lành" nhất, được người dùng lựa chọn để thờ cúng gia tiên nhiều nhất.Ý nghĩa là dạy con cháu trọng chữ “Đức” trong cách hành xử là đức còn sáng mãi.

Ý nghĩa của đôi câu đối

Ý nghĩa của đối câu đối

Đôi câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, tình cảm, quan điểm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau trở thành một đôi. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Việt Nam, Nhật Bản,Trung Hoa và Hàn Quốc.

Những nguyên tắc của câu đối

Vế câu đối

Đôi câu đối gồm hai câu mỗi câu là một vế đi song song nhau. Nếu câu đối ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng. Nếu người này nghĩ ra vế mộ vế để người khác làm vế thứ hai thì gọi là vế ra và vế đối.

Đối ý và đối chữ

  • Đối ý: Hai ý đối phải cân bằng với nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.
  • Đối chữ: có hai phương diện thanh và loại
  •  Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và thanh trắc đối với thanh bằng
  • Về loại: Thực tự (hay chữ nặng có thực như: cây cỏ, Trời, đất...) phải đối với thực tự; Hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru..) phải đối với hư tự; Động Từ phải đối với Động Từ, Danh từ phải đối với Danh từ. Nếu vế đối này đặt chữ nho thì vế kia cũng phải đặt bằng chữ nho...

Luật bằng trắc

Luật thanh ở trong câu tiểu đối

  • Vế phải: trắc - trắc -trắc
  • Vế trái: bằng - bằng - bằng

Luật trong câu đối thơ: tuân theo luật bằng trắc của hai câu thực và câu luận trong lối thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn

Luật trong câu đối phú: Chữ cuối của mỗi vế và chữ cuối của mỗi đoạn phải bằng đối với trắc hoặc trắc đối với bằng. Khi mỗi vế đối có từ 2 đoạn trở lên thì: nếu chữ cuối vế là trắc, nếu các chữ cuối của vế là bằng thì các chữ cuối các đoạn trên phải là trắc chữ cuối các đoạn trên phải bằng và ngược lại. Nếu đoạn đầu hoặc đoạn cuối có đúng bảy chữ thì đoạn ấy thường theo luật thơ thất ngôn.

Số chữ và các thể câu đối

Một câu đối được làm ra số chữ trong câu không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:

  • Câu tiêu đối: Là các câu đối có 4 chữ trở xuống
  • Câu đối thơ: Là những câu đối làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn
  • Câu đối phú: Là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú.

Thú chơi hoành phi câu đối qua hàng ngàn năm đã trở thành nét văn hóa đặc trưng riêng của cả một dân tộc Việt Nam. Nhiều đình, đền, miếu, chùa, nhà thờ của các dòng họ được trùng tu, tôn tạo hoặc xây mới ngày càng nhiều. Ngoài các hạng mục đã được xây dựng không thể thiếu hoành phi, câu đối với ý nghĩa góp phần làm trang trọng hơn không gian thờ cúng.

Luật bằng trắc

Nếu quý khách có nhu cầu đặt hoành phi, câu đối, vui lòng liên hệ Đồ Thờ Thông Hồng để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng. Chúng tôi cung cấp nhiều mẫu hoành phi, câu đối theo yêu cầu của quý khách hàng.

3/5 (8 bầu chọn)