Dù có rất nhiều nguyên liệu thay thế như đồng, đất, sành sứ hay tượng đặt trong lồng kính hay các mẫu tranh tượng Phật để thờ,... nhưng tượng được tạc bằng gỗ vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hầu hết các loại tượng thờ đều được làm từ gỗ.
Khi nhu cầu mua tượng Phật ngày càng tăng thì nhiều cơ sở tạc tượng kém uy tín đã dùng nhiều loại gỗ tạp để tạc tượng nhằm trục lợi từ sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng. Bài chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về các loại gỗ phù hợp nhất để tạc tượng và chế tác tượng Phật, tượng Mẫu giúp quý khách có thể phân biệt được khi mua hàng.
Gỗ nào là tốt nhất? và những loại gỗ phù hợp khác?
Gỗ Mít chính là lựa chọn số 1 dùng để chế tác, tạc tượng cũng như để làm bàn thờ cúng, tủ thờ, hoành phi câu đối, hay bất cứ đồ thờ cúng nào,... Thậm chí, gỗ Mít còn được làm cột mà không sợ bị mục hay tiêu tâm. Gỗ Mít có sẵn, nhiều, giá thành lại rẻ, trồng Mít không lợi về mặt kinh tế nhưng thuộc về tâm linh thì nhà có cây Mít như có vị thần che chở.
Gỗ Mít được dùng phổ biến nhất để đục và chế tác tượng
Ưu điểm của gỗ Mít:
- Gỗ mít có tính cơ lý ổn định, mềm, dẻo, không cong vênh và ít khi bị mối mọt.
- Lõi của gỗ Mít có màu vàng sáng, lâu dài ngả sang màu đỏ sẫm.
- Đặc biệt, gỗ Mít có mùi thơm nhẹ tự nhiên.
Gỗ Mít được dùng là loại gỗ già, được ngâm vài nước vài tháng. Sau khi được phơi khô, gỗ đã bóc vỏ thì được pha cắt theo kích thước của tượng. Người thợ tạc tượng gỗ cần có tay nghề cao, trực tiếp đục đẽo, ghéo nối sao cho tượng đúng mẫu khách hàng đã đặt đảm bảo tượng vừa có đẹp lại vừa có thần thái, khí phách riêng.
Những loại gỗ phổ biến khác:
Mỗi loại gỗ dùng để tạc tượng có ưu,nhược điểm khác nhau
- Gỗ Sưa: Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, khả năng chịu thời tiết tốt, có vân đẹp và mùi hương nhẹ. Gỗ sưa có màu đen là loại tuyệt gỗ và rất hiếm.
- Gỗ Trắc: Gỗ này cứng và nặng. Ưu điểm là có độ mịn, bền, không mối mọt, gỗ có độ bóng tự nhiên cao bởi gỗ có sẵn tinh dầu.
- Gỗ Giáng Hương: Có màu hồng, vân đẹp, có mùi thơm rất lạ.
- Gỗ Gụ: Thớ gỗ thẳng, mịn và có vân đẹp, bền và dễ đánh bóng, gỗ có mùi hơi chua (nhưng không bị hăng).
- Gỗ Tần Bì: Dát gỗ màu nhạt hoặc màu trắng, trong tâm có màu đa dạng: xám, nâu nhạt, vàng. Vân gỗ Tần Bì thẳng, to, mặt gỗ thô đều.
- Gỗ Thông: Mềm, nhẹ, màu vàng cam nhạt, vân thẳng đều.
- Gỗ Mun: Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng
Ngoài những loại gỗ phổ biến trên thì một số trường hợp có thể sử dụng gỗ Xoan Đào, gỗ Sồi Đỏ hay gỗ PơMu để tạc tượng thờ cúng. Có rất nhiều loại gỗ phù hợp để tạc tượng thờ cúng, điều cần chú ý là người mua không nên phó mặc công việc cho cơ sở sản xuất mà cần chủ động kiểm tra tượng sau khi hoàn thành phần gỗ mộc, đảm bảo tượng Phật, tượng Mẫu được tạc từ đúng loại gỗ là đặt từ trước, tiếp đó là kiểm tra chất lượng sơn thếp hoàn thiện.
Tham khảo mẫu tượng Phật - tượng Mẫu gỗ mộc và đã sơn hoàn thiện được sản xuất tại cơ sở đồ mỹ nghệ Đồ thờ Thông Hồng thuộc làng nghề Sơn Đồng - làng nghề truyền thống được ghi danh trong sách kỷ lục Việt Nam.
Lựa chọn một sơ sở tạc tượng uy tín để mua được những bức tượng Phật, tượng Mẫu có chất lượng tốt, độ bền cao đảm bảo thẩm mỹ và tâm linh.