Thánh tích về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát
Về Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, một trong những vị Bồ Tát có vị trí quan trọng nhất trong Phật giáo. Trước khi thành đạo, ngài có tên là Vương Chúng Thái Tử, con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm. Từ nhỏ, Thái Tử đã thể hiện lòng hướng thiện và tinh thần cúng dường Phật Bảo Tạng. Với lòng sùng kính Phật pháp và tấm lòng muốn tạo công đức cho muôn dân của ngài, nhiều quan thần đã khuyên Thái Tử phát tâm cầu trí tuệ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Nghe lời khuyên này, Thái Tử liền giác ngộ, chắp tay thưa với Phật, xin được cúng dường Phật tăng và hồi hướng toàn bộ công đức tu tập của mình về con đường vô thượng chánh đẳng. Chính sự giác ngộ và hồi hướng này đã giúp Thái Tử thấu hiểu Phật tính gồm ba đức: pháp tâm, bất nhã và giải thoát.
Theo nhiều thuyết pháp, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hiện đang ngự tại núi Ngũ Đài Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, một địa danh nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ và các dòng sông uốn lượn qua năm ngọn núi, tựa như nơi chốn bồng lai.
Trong các kinh pháp, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã cho thấy rằng những hạnh nguyện cao cả của con người đều đại diện cho trí tuệ sâu xa. Ngài nguyện độ tất cả chúng sinh vượt qua vòng sanh tử và đạt đến cảnh giới của Phật, không vì mục đích để được biểu dương hay đạt tới Niết Bàn mà vì tấm lòng nhân ái, hữu tình của ngài.
Một giai thoại đặc biệt kể rằng, Đức Phật đã tạo ra Văn Thù Sư Lợi từ tia vàng phát ra từ đầu Ngài. Tia vàng này xuyên qua cây cối và tiến đến một bông hoa sen, từ đó Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được sinh ra. Điều này biểu trưng cho trí tuệ của Ngài – tri thức thanh tịnh, không bị ô nhiễm bởi thế giới xung quanh.
Nhờ những công đức và tấm lòng từ bi, nhân hậu, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được tôn vinh như hiện thân của trí tuệ và lòng từ bi, trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong phát triển trí tuệ và giúp chúng sinh giác ngộ.
Về Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền Bồ Tát, biểu tượng của từ bi và trí tuệ trong Phật giáo, trước khi thành đạo từng là hoàng tử Năng Đà Nô, con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Ngay từ nhỏ, Năng Đà Nô đã bộc lộ lòng hướng thiện, tích đức và tu tập không ngừng. Đức vua, thấy hoàng tử có tâm hướng về Phật pháp, đã khuyên Năng Đà Nô phát tâm bồ đề để cứu độ chúng sinh và cúng dường Đức Phật Bảo Tạng trong ba tháng.
Nghe lời khuyên này, một vị quan đại thần đã nói rằng hoàng tử không chỉ phát tâm cúng dường, mà nên hồi hướng công đức về đạo vô thượng bồ đề để cầu thành Phật. Khi đó, Ngài có thể phát tâm nhiều hơn, giải thoát bản thân và cứu độ vô số chúng sinh khỏi đau khổ.
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của lời khuyên, Năng Đà Nô đã xin với Đức Phật Bảo Tạng được hồi hướng công đức tu tập của mình về đạo Vô Thượng Chánh Giác. Khi đó, ngài nguyện phát tâm bồ đề và tu hành theo hạnh nguyện của Bồ Tát để giáo hóa chúng sinh khắp các cõi.
Sau khi Đức Phật Bảo Tạng thọ ký cho Năng Đà Nô, chứng nhận lòng thành của Ngài. Từ hư không, các chư thiên liền hiện đến, mang theo những bông hoa thơm ngát để cúng dường. Sau đó, Năng Đà Nô liền phát tâm, khi đó mùi thơm từ các bông hoa lan tỏa khắp mười phương, khiến chúng sinh khi ngửi được đều cảm thấy tâm trạng trở nên an lạc, hạnh phúc, không còn đau khổ hay phiền não. Năng Đà Nô cảm thấy vô cùng vui mừng, cung kính hành lễ Đức Phật và ngồi nghe Ngài thuyết pháp.
Do có lòng tu hành thành tâm và chăm chỉ, hoàng tử Năng Đà Nô sau này đã đắc đạo, trở thành Phổ Hiền Bồ Tát. Ngài hiện ở cõi Bất Huyến và hóa thân trong vô số các giới, tiếp tục con đường giáo hóa và cứu độ chúng sinh, mang lại sự bình an và giác ngộ cho nhân gian.
Vai trò của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát trong đạo Phật
Trong đạo Phật, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát xuất hiện nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Theo đó, Văn Thù Sư Lợi đại diện cho Đại Trí, Bát Nhã và biểu tượng của trí tuệ. Hình ảnh của Ngài tượng trưng cho chân trí, khả năng thấu hiểu và giải thích chân lý, dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ thông qua hiểu biết và trí tuệ.
Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho Đại Hạnh, biểu tượng của hành động từ bi và thực hành Chân Lý. Ngài tượng trưng cho sự kiên định, nhẫn nại trong thiền định và từ bi, mang đến sự cứu rỗi qua những hành động từ ái và giúp đỡ chúng sinh.
Tượng Văn Thù Phổ Hiền cùng được đặt bên phải và bên trái của Đức Phật Thích Ca, biểu thị sự viên mãn của Bi và Trí, dẫn đường và giúp đỡ các Phật tử cân bằng giữa trí tuệ và từ bi trên con đường tu tập và giác ngộ.
Phân biệt tượng Văn Thù Phổ Hiền
Phổ Hiền Bồ Tát
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát chế tác tại làng nghề Sơn Đồng thường khắc họa Ngài ngồi trên lưng một con voi trắng sáu ngà, biểu tượng cho Lục Độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí tuệ, biểu thị cho lòng kiên nhẫn và nguyện lực vô biên của Ngài trong việc cứu độ chúng sinh khỏi những khó khăn và bể khổ, vượt qua mọi trở ngại, dù cho con đường có xa xôi và gian nan đến đâu.
Phổ Hiền Bồ Tát thường cầm viên bảo châu ở tay trái và hoa sen ở tay phải, hai tùy khí này đại diện cho sự thanh tịnh và giác ngộ. Ngài mặc trang phục lộng lẫy đầy châu báu, thể hiện sự trang trọng và cao quý của Ngài. Là một trong sáu vị hộ pháp bảo vệ kinh Bát Nhã, Phổ Hiền Bồ Tát hướng dẫn chúng sinh vượt qua ảo vọng để đạt được chân lý.
Theo Phật giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa, hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát là nền tảng tu tập căn bản, khuyến khích phật tử dùng chính tri thức của mình để giác ngộ.
Văn Thù Bồ Tát
Văn Thù Bồ Tát có tên được dịch ra là Diệu Đức, Diệu Cát Tường và Diệu Âm, biểu thị sự hoàn hảo, hài hòa của các đức tính. Văn Thù Bồ Tát thường được khắc họa với dáng vẻ trẻ trung, ngồi kiết già trên bồ đoàn hoa sen, cho thấy sự thanh tịnh và giác ngộ.
Trong thiết kế đền thờ, Ngài cầm một lưỡi gươm lửa ở tay phải, giơ lên cao, tượng trưng cho sức mạnh có thể chặt đứt mọi phiền não, trói buộc trong thâm tâm con người. Tay trái Ngài ôm kinh Bát Nhã sát trái tim, biểu thị sự tỉnh thức và trí tuệ. Ngài khoác áo giáp nhẫn nhục, thể hiện sự kiên nhẫn và bình an trong mọi hoàn cảnh. Văn Thù Bồ Tát ngồi trên lưng một con sư tử màu xanh lục, biểu tượng của quyền lực và trí tuệ, chuyển hóa mọi phiền não và ý niệm thành sự thanh thản.