Skip to content

Các mẫu cửa võng được chế tác tại làng nghề Sơn Đồng

66 lượt đọc

Làng nghề Sơn Đồng có truyền thống hàng trăm năm chế tác cửa võng đẹp, trong đó phổ biến nhất là cửa võng mai điểu, cửa võng hồng trĩ và cửa võng tứ linh.

Ý nghĩa cửa võng trong văn hóa tâm linh

Cửa võng hay còn gọi là Y môn có nguồn gốc từ hai từ "Y" và "môn". "Y" thường được hiểu là y phục, trong khi "môn" mang ý nghĩa là cái cửa. Do đó, Y môn có thể được hiểu đơn giản là áo của cửa.

Phần trên cùng của cửa võng thường được trang trí với hoa văn có hình ảnh đầu rồng, đóa hoa hay viên ngọc võng xuống và từ đó có cái tên "cửa võng". Cửa võng giúp làm tăng vẻ đẹp và sự trang nghiêm của các không gian thờ cúng như nhà thờ họ, nhà thờ tổ, đền chùa, miếu, đồng thời giúp phân cách khu vực thờ với không gian bên ngoài

Trong văn hóa tâm linh, cửa võng là một phần của không gian thờ cúng gia tiên, thánh thần tạo nên sự thanh tịnh, đóng vai trò như một bức tường chắn, ngăn cách với không gian bên ngoài. 

Cửa võng tựa như tấm rèm ngăn cách không gian thờ và không gian bên ngoài
Cửa võng tựa như tấm rèm ngăn cách không gian thờ và không gian bên ngoài

Theo tín ngưỡng của người Việt, người đã khuất cũng một chốn ngự bình yên và đầy đủ ở thế giới bên kia. Khi đó, cửa võng đẹp được coi như bức tường bao quanh “ngôi nhà”, bảo vệ cho linh hồn của người đã khuất. Trang trí bộ cửa võng trong nơi thờ tự không chỉ là cách để thể hiện lòng hiếu kính đối với người đã khuất mà còn là cách để gìn giữ truyền thống gia đình, con cháu hậu thế phải biết sống hướng đến nguồn cội, tổ tiên.

Cửa võng thường được lắp đặt tại các các gian thờ lớn, có không gian rộng rãi, tầm nhìn bao quát để thể hiện hết được tính thẩm mỹ của cửa võng đẹp và đảm bảo tính cân đối, hài hòa cho không gian thờ.

Cửa võng không chỉ là một phần của kiến trúc trong không gian thờ của các gia tộc, dòng họ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật được chạm trổ với kỳ công và tỉ mỉ. Các hoa văn trên cửa võng thường được các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng chạm khắc tinh xảo và bắt mắt, thể hiện sự tinh tế và tính thẩm mỹ của nghệ thuật truyền thống.

Cửa võng mai điểu

Cửa võng mai điểu được chạm khắc với hình ảnh hoa mai và chim điểu. Hoa mai và chim điểu đại diện cho sự khởi đầu mới, mùa xuân, sự sinh sôi nảy nở và niềm vui.

Hoa mai là biểu tượng của may mắn và thịnh vượng trong văn hóa dân gian. Hình ảnh hoa mai năm cánh được coi là biểu tượng mang lại sự thuận lợi, thành công, trường thọ, cuộc sống ấm no và an nhiên. Đôi chim điểu tượng trưng cho niềm hạnh phúc và gắn bó lâu dài của đôi vợ chồng, là biểu tượng của sự hòa thuận và tình yêu thương đong đầy.

Cửa võng mai điểu thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa “tươi mới” của hoa mai và “bền vững” của đôi chim, tạo nên hình ảnh tinh tế, đẹp mắt về sự cân bằng và ổn định trong cuộc sống gia đình. 

Cửa võng mai điểu được sử dụng rộng rãi tại các ngôi chùa, nhà thờ họ hoặc không gian thờ trong gia đình. 

Cửa võng mai điểu
Cửa võng mai điểu

Cửa võng hồng trĩ

Cửa võng hồng trĩ là mẫu cửa võng đẹp khắc họa với hình ảnh hoa hồng và chim trĩ. Hai hình ảnh này kết hợp với nhau nhằm thể hiện lòng thành kính, tôn trọng và nhớ ơn người đã khuất, đại diện cho sự nhớ nhung và tình cảm son sắc.

Hoa hồng có nhiều loại với màu sắc khác nhau, mỗi loại đều mang ý nghĩa riêng biệt (tình yêu đôi lứa, tình mẹ con, tình cảm giữa anh chị em, tình cảm bạn bè,...) nhưng những ý nghĩa này đều liên quan đến tình cảm giữa người với người. 

Chim trĩ mang vẻ đẹp trang nhã, thanh cao, tượng trưng ngôi vị hoàng hậu hoặc đại diện cho chức quan văn trong xã hội. Chim trĩ cũng thường được liên tưởng với hình ảnh phu thê và cuộc sống hôn nhân viên mãn. Trong phong thủy, chim trĩ còn biểu thị sự thủy chung son sắc và lòng nhớ về tổ tiên, nguồn cội.

Kết hợp hình ảnh của hoa hồng và chim trĩ trên cửa võng mang ý nghĩa về tình cảm gia đình vững chắc, lòng hướng về nguồn cội và tình yêu với quê hương, đất nước thắm thiết, sắc son. 

Cửa võng hồng trĩ
Cửa võng hồng trĩ

Cửa võng tứ linh

Cửa võng tứ linh chạm khắc hình ảnh của bốn loài linh vật: Long (Rồng),Ly (Kỳ Lân),Quy (Rùa),Phụng (Phượng Hoàng). Tứ linh không chỉ tồn tại trong văn hóa Việt Nam mà còn phổ biến trong nhiều nền văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa phương Đông.

Theo dân gian, tứ linh bắt nguồn từ bốn linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng bắt nguồn từ bốn chòm sao cùng tên ở bốn phương trời, mang theo bốn nguyên tố cơ bản của trời đất gồm lửa, nước, đất và gió. Do đó, sử dụng cửa võng tứ linh trong không gian thờ biểu thị cho mong muốn được bốn phương phù hộ, thể hiện sự hài hòa trong gia đình, dòng tộc và mong muốn cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa.

  • Long (Rồng): Đại diện cho sự cao quý, sức mạnh và uy quyền. Trong dân gian, Long là biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh, được coi là linh thần đứng đầu với quyền uy lớn nhất.
  • Ly (Kỳ Lân): Tượng trưng cho sự nhân từ, hiền lành và trí tuệ sâu sắc. Theo quan niệm dân gian, Kỳ Lân mang lại may mắn và hạnh phúc, mang lại điềm lành và thuận lợi trong cuộc sống và công việc.
  • Quy (Rùa): Đại diện cho sự trường tồn và sức khỏe. Người xưa tin rằng việc khắc hình tượng Quy lên đồ thờ là cách để cầu mong sức khỏe cho bản thân và gia đình, cũng như biểu thị sự phát triển chậm rãi nhưng chắc chắn và thành công trong công việc.
  • Phụng (Phượng Hoàng): Thể hiện sự cao quý, duyên dáng và đức hạnh. Phụng là biểu tượng của cuộc sống bình yên, hòa bình, hưng thịnh và hạnh phúc, đại diện cho vẻ đẹp của cuộc sống.
Cửa võng tứ linh
Cửa võng tứ linh
5/5 (1 bầu chọn)