Skip to content

Tìm hiểu nghi thức thờ tượng phật trong tam bảo

2.147 lượt đọc

Ban Tam Bảo hay còn gọi Tòa Thượng Điện hay Đại Hùng Bảo Điện là nơi có nhiều tượng Phật (Tượng thờ Tam Bảo) được sắp xếp trên các bậc xây từ thấp đến cao, nói lên quá trình tu hành, đắc đạo của từng Đức Phật. Hãy cùng Đồ thờ Thông Hồng tìm hiểu và hiểu hơn về triết lý đạo Phật dưới đây nhé!

Tam Bảo là gì?

Tam bảo đại diện cho Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Chúng sinh coi lụa là gấm vóc, châu báu những thứ có giá trị đời sống thì Phật giáo xem đó là thứ tầm thường bởi những thứ như vậy làm chúng sinh khó vượt qua tâm đồ, sự tham lam... Với Phật giáo báu vật thật sự là Tam Bảo của nhân gian.

Với Phật giáo chỉ 3 báu vật trên có thể đưa chúng sinh qua đau khổ còn là ánh sáng soi lối, niềm tin, dẫn lối chúng sinh đến bến bờ hạnh phúc nhân gian.

tuong-tam-bao-8.jpg (377 KB)

Phật bảo là báu vật đầu tiên vì Ngài tiên phong tìm ra Đạo giải thoát, cứu khổ cứu nạn. Phật bảo là báu vật giúp cho chúng sinh giáp ngộ, hiểu ra chân lý và khơi sáng việc tu hành, giúp nhân sinh tránh được đau khổ, khổ ải trong đời sống. Đức Thích-ca Mâu-ni được công nhận là Phật, dịch từ tiếng Phạn là Buddha, hiểu là “bậc giác ngộ”.

Pháp bảo: Chân lý đạo Phật được gọi là đạo Pháp. Pháp giúp chúng sinh hiểu, giác ngộ và giải thoát chúng sinh qua khổ ải. Pháp còn giúp chúng sinh tịnh tâm xua tan phiền não hay còn gọi là Tâm bệnh.Tâm bệnh chúng sinh được gọi là Pháp bảo.

tuong-tam-bao-2.jpg (127 KB)

Tăng bảo: Là người lòng hướng Phật buông bỏ tất cả tìm sự giải thoát tâm hồn, giác ngộ nên được gọi Chư tăng. Chư tăng tấm gương sáng hướng về Phật và nghe lời Phật dạy và truyền đạt cho người khác. Các Ngài thay mặt các chư Phật hướng dẫn, soi sáng dẫn lối chúng sinh ra khỏi u mê hướng đến tương lai tốt đẹp một lòng hướng thiện. Các ngài được công nhận là Tăng bảo cũng là “ngôi báu thứ ba”.

Ban Tam Bảo có ý nghĩa gì?

Tam bảo là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Trong nhân sinh xem châu báu lụa là những thứ đem lại lợi ít, thỏa mãn dục vọng còn trong Phật giáo thứ như vậy trong mắt Phật là thứ tầm thường vì thứ đó không thể giúp chúng sinh thoát khỏi vòng, sinh, lão, bệnh, tử.

tuong-tam-bao-5.jpg (167 KB)

Với Phật giáo chỉ 3 báu vật trên có thể đưa chúng sinh qua đau khổ còn là ánh sáng soi lối, niềm tin, dẫn lối chúng sinh đến bến bờ hạnh phúc nhân gian.

Ban Tam Bảo thờ ai? Cách bố trí thế nào?

Chính điện thờ tượng Phật còn gọi là Phật điện, Ban tam bảo, Đại hùng bảo điện. Trên đó là triết lý của đạo Phật hiện hữu qua tam thân Phật, chính là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng thân”.

Hàng thứ nhất thờ “Pháp thân Phật”: Trên cao nhất là Tam thế tam thiên Phật hoặc tượng Tam thế, nói lên ba nghìn vị Phật từ quá khứ, hiện tại, tương lai.

Ba pho tượng, một dáng ngồi kiết già, ở giữa hàng là Hiện tại thế, qua trái là Quá khứ thế, qua phải là Vị lai thế.

tuong-tam-bao-10.jpg (279 KB)

Hàng thứ hai thờ “Báo thân Phật”: Dãy tượng Di đà hiện thân từ tâm và trí tuệ. Phật A Di Đà ở chính giữa nói lên tám tính, hiện thân Quan thế âm Bồ tát phía trái và Đại thế chí Bồ tát phía phải.

  • Phật A-di-đà ngồi chánh điện thế tọa thiền, xếp bằng, bàn tay đặt giữa lòng đùi, đôi mắt nhìn xuống lo nghĩ, khuôn mặt phúc hậu nhân từ, mỉm cười nhẹ Phật A Di Đà bên Tây phương cực lạc, dẫn lối người có công đức, tâm hướng thiện đến thế giới cực lạc Tây phương.
  •  Bồ Tát Ðại Thế Chí đứng phía tay phải tay cầm bông hoa sen màu xanh. Vị Phật hộ hỗ trợ Phật A Di Đà, cản hóa chúng sinh, một lòng hướng thiện. Là chư Phật soi sáng phản chiếu chúng sinh loại trừ tà ác. Giúp chúng sinh thoát khỏi muộn phiền lo âu phiền não.
  • Bồ Tát Quán Thế Âm đứng phía trái tay cầm bình tịnh thủy và nhánh dương liễu. Người lắng nghe lời cầu khấn chúng sinh giúp cứu khổ cứu nạn. Mang lòng nhân ái, vị tha, yêu thương mọi chúng sinh trên thế giới.

Hàng thứ ba thờ “Ứng thân Phật”: Đức Thích Ca bàn tay cầm đóa sen, ngồi kiết già ở giữa, A Nan Đà phía phải, Ma Ha Ca Diếp phía trái.

Hàng thứ tư: Tượng Tuyết Sơn nói lên ngài năm tu khổ hạnh vẫn chưa tìm thấy chân lý của Đức Thích Ca. Bề ngoài khắc khổ, mắt lún sâu, tay chân ốm yếu, tiều tụy nhưng tâm thanh thản, thân hình ung dung, tự tại.

tuong-tho-tam-bao-13.jpg (337 KB)

Hàng thứ năm: Bộ tượng hình Hoa Nghiêm Tam Thánh, với Phật Di lặc ngồi chánh điện, hai bên là tượng Pháp Hoa Lâm Bồ tát cùng Đại Diệu Tường Bồ tát. Có thể Văn Thù Sư Lợi Bồ tát với Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát.

Hàng thứ sáu: Tòa Cửu Long chính ở giữa, phía trái là Ngọc hoàng: Vị vua của trời có hình tướng và phía phải là Đế Thích: Vị vua của trời không còn hình tướng.

Tòa Cửu Long thiết kế và xây dựng theo tích Thích Ca sơ sinh, Thái tử Tất Đạt Đa đản được sinh ra trong hình dáng cậu bé, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất. Bao quanh có chín con rồng thiên hướng về phía trước, biểu hiện các tầng trời và các chư Phật ngồi kiết già và vị Kim Cương Hộ pháp cùng Bồ tát..

Lưu ý khi đặt tượng thờ Tam Bảo

Bàn thờ Phật luôn đặt phía hướng ra cửa chính không được đặt hướng về nhà vệ sinh, căn bếp hay những nơi xú uế, góc cầu thang, phật tử nên nhớ tuyệt đối không nên đặt tượng Phật nơi nêu trên. 

Không đặt bàn thờ Phật chung với các vị thần thánh nào. Vì Thần Thánh vẫn còn nằm trong lục đạo luân hồi mà các chư vị Phật đã thấu hiểu trần thế, Thần Thánh còn chưa đạt cảnh giới giác ngộ của Phật. Mọi người nên hiểu rõ như vậy, đây là điều cấm kỵ khi thờ phật tại gia đình.

tuong-tho-tam-bao-12.jpg (225 KB)

  • Bàn thờ Tam Thế Phật bắt buộc đặt vị trí cao nhất trong các bàn thờ không đặt phía sau bàn thờ Phật có cửa sổ, với ngôi nhà cao tầng nên đặt không gian riêng ở tầng cao nhất. 
  • Nơi đặt bàn thờ phải kiên cố, chắc chắn không đặt tạm nơi chưa vững.
  • Bàn thờ Tam Thế Phật Chỉ được cúng hoa quả hoặc các đồ chay tuyệt đối không đặt đồ cúng mặn trên bàn thờ.
  • Trường hợp bạn thờ gia tiên chung với bàn thờ Phật thì bàn thờ gia tiên đặt thấp hơn bàn thờ Phật vì Phật là đấng tối cao cũng là thầy của chúng sinh khắp mười phương ba cõi, và người đã khuất.
  • Nên chọn ngày tốt đưa Phật về nhà như ngày rằm, mùng 1 hoặc xin vía các chư Phật. Cần chuẩn bị đầy đủ trước khi thỉnh Phật về nhà tránh việc thiếu sót trước khi thỉnh Phật về. 

Trên đây là những chia sẻ của đồ thờ Thông Hồng về các tượng thờ tam bảo và nghi thức thờ tượng phật trong tam bảo. Hy vọng thông qua bài viết, quý vị có thể biết rõ cách thờ tam bảo và thực hiện thờ phụng cho đúng cách.

Quý khách có nhu cầu đặt chế tác đồ thờ vui lòng liên hệ thông tin:

ĐỒ THỜ THÔNG HỒNG
Địa chỉ: Ngã Tư Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0914 83 55 56
E-mail: [email protected]

5/5 (3 bầu chọn)