Trong tục thờ cúng tổ tiên người Việt Nam luôn chú trọng đến lễ vật cúng tổ tiên, người Việt luôn xem trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng.
Cúng giỗ còn được gọi là cúng quải, là tên gọi chung cho các hoạt động cúng cơm Tổ tiên, ông bà, cha mẹ… từ sau khi người đó qua đời.
Ngày cúng giỗ là ngày con cháu trong gia đình bày tỏ tấm lòng thương xót, tưởng nhớ và thể hiện đạo hiếu tới người đã khuất.
Trong nghi lễ thờ cúng có 3 giỗ quan trọng nhất là Giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường:
Theo nghi tiết thế gian thì ngày giỗ ai đó thường chỉ kéo dài tới hết năm đời vì theo quan niệm vong linh của người quá cố đã siêu thoát, đầu thai sang kiếp mới nên không làm lễ cúng giỗ nữa.
Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm lễ vật cúng đám giỗ có sự khác biệt. Có gia đình chuẩn bị mâm cơm chay lại có gia đình chuẩn bị mâm cơm mặn.
Bình thường, trong ngày giỗ đầu, gia chủ sẽ mời người thân, họ hàng, làng xóm dự lễ cúng. Từ năm tổ chức giỗ thường, gia chủ chỉ mời anh em trong nhà thực hiện lễ cúng giỗ.
Mâm cơm cúng giỗ truyền thống sẽ bao gồm 2 mặn, 2 nhạt , 1 canh và 1 đĩa xôi. Trước kia, ông bà ta thường chuẩn bị một mâm cơm cúng giỗ bao gồm 1 đĩa gà, một đĩa chả, một rau xào, một sào thập cẩm, 1 bát canh ( canh măng hoặc bí nấu xương), và 1 đĩa xôi đậu xanh.
Ngày nay, việc chọn thực đơn đa dạng và không nhất thiết theo tỷ lệ như trên mà có thể đa dạng và biến tấu tùy theo khả năng của gia chủ và số lượng khách mời mà chọn thực đơn phù hợp. Nhưng dù sao Khi làm thực đơn chuẩn bị cho mâm cơm cúng giỗ cũng cần lưu ý những điểm như sau:
Trước khi mâm cỗ tuyệt đối không được nếm thử ngay cả khi trong quá trình nấu ăn. Ông cha ta từ xưa đã quan niệm rằng không được ăn trước “các cụ”phải đợi cúng xong mới được ăn.
Lễ vật cúng tổ tiên trên bàn thờ ngày giỗ là thể hiện sự thành kính đối với người đã khuất. Đồ Thờ Thông Hồng gửi đến bạn những chia sẻ về ý nghĩa lễ vật cúng tổ tiên trên bàn thờ ngày giỗ.