Skip to content

Các vật liệu dùng trong chế tác bàn án gian tại làng nghề Sơn Đồng

11 lượt đọc

Bàn án gian là đồ thờ rất quan trọng trong không gian thờ của mỗi gia đình. Đây là nơi con cháu dâng lễ, tưởng nhớ về tổ tiên và các vị thánh thần. Chọn được vật liệu chế tác bàn án gian phù hợp có thể đảm bảo tính linh thiêng, trường tồn và thẩm mỹ cho không gian thờ.

Vai trò và ý nghĩa của bàn án gian bằng gỗ

Bàn án gian bằng gỗ là một đồ thờ tâm linh, đồ nội thất truyền thống thường xuất hiện trong không gian thờ của các gia đình ở Việt Nam. Trong văn hóa người Việt, bàn án gian thường được sử dụng như bàn thờ, là nơi đặt các đồ cúng bái như bát hương, lễ cúng, nhang đèn, tượng phật, tượng mẫu,... Đây là nơi để con cháu tưởng nhớ ông bà tổ tiên hoặc các vị thần linh, nhằm bày tỏ lòng thành kính.

Bên cạnh đó, bàn án gian bằng gỗ chế tác tại làng nghề Sơn Đồng thường có thiết kế tinh tế với các hoa văn chạm khắc công phu, khắc họa những bức tranh mang ý nghĩa bình an, thịnh vượng, tạo nên vẻ đẹp trang nhã cho không gian sống của gia đình. 

Bàn án gian gỗ chế tác tại làng nghề Sơn Đồng có thiết kế tinh xảo
Bàn án gian gỗ chế tác tại làng nghề Sơn Đồng có thiết kế tinh xảo

Bàn án gian phản ánh truyền thống lâu đời của người Việt, đặc biệt là tôn trọng các giá trị tâm linh và gia đình. Đây cũng là đồ thờ thể hiện sự nối tiếp và kế thừa văn hóa qua các thế hệ. Chất liệu gỗ của bàn án gian không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên, cảm giác ấm cúng, mộc mạc, mà còn tượng trưng cho sự trường tồn, hài hòa và ổn định trong gia đình.

Vật liệu chế tác bàn án gian tại làng nghề Sơn Đồng

Vật liệu gỗ

Gỗ mít

Gỗ mít là một trong những loại gỗ được nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng ưa chuộng sử dụng trong chế tác đồ thờ truyền thống, đặc biệt là bàn án gian. Gỗ mít mang đến vẻ đẹp tự nhiên và trang nhã cho các sản phẩm nội thất. Đường vân gỗ mít mềm mại, tạo cảm giác thanh thoát và cổ kính, rất phù hợp với không gian thờ cúng linh thiêng.

Gỗ mít có độ bền rất cao, ít bị cong vênh và chịu ít tác động từ môi trường, điều này giúp bàn án gian chế tác từ gỗ mít có tuổi thọ dài, bền đẹp. Đặc biệt, dù gỗ mít có độ bền cao nhưng kết cấu gỗ khá mềm, dễ chế tác, do đó các hoa văn, họa tiết trên bàn án gian gỗ mít thường được chạm khắc rất mềm mại, tự nhiên và đẹp mắt.

Bên cạnh đó, gỗ mít có màu vàng nhạt bắt mắt khi mới sử dụng, theo thời gian màu gỗ dần chuyển sang đỏ sẫm, tạo thêm nét trang trọng và cổ kính cho bàn án gian. Ngoài ra, gỗ mít còn có mùi hương dịu nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu, giúp không gian thờ cúng trở nên thanh tịnh, thoải mái. 

Bàn án gian bằng gỗ mít tại làng nghề Sơn Đồng
Bàn án gian bằng gỗ mít tại làng nghề Sơn Đồng

Gỗ sồi

Gỗ sồi có độ cứng và độ bền cao, nằm trong nhóm các loại gỗ cứng và bền bỉ nhất. Gỗ sồi cũng có khả năng chống mối mọt và sâu bọ tốt, có thể chịu nhiệt và chịu nén tốt, hỗ trợ cho quá trình chế tác diễn ra dễ dàng hơn.

Do đó, bàn án gian từ gỗ sồi có khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ lâu dài, giữ nguyên vẻ đẹp và tính linh thiêng cho không gian thờ qua nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, gỗ sồi có độ co rút khá lớn khi khô lại nên gia chủ có thể cần phải chú ý nhiều hơn khi sử dụng bàn án gian bằng gỗ sồi.

Gỗ hương

Gỗ hương là một trong những loại gỗ quý được sử dụng phổ biến trong việc chế tác bàn án gian. Gỗ hương có đỏ nâu nhạt hoặc vàng khi cây còn non và khi cây già, gỗ để khô sẽ chuyển sang màu đỏ đậm. Yếu tố này tạo nên vẻ đẹp cổ kính, trang trọng và tinh tế, phù hợp cho không gian thờ cúng trang nghiêm.

Điểm nổi bật của gỗ hương là có chứa nhiều tinh dầu, mang tới mùi hương đặc trưng tự nhiên, dễ chịu và thanh thoát. Hương thơm này giúp không gian thờ cúng luôn thoải mái, trang nghiêm. Đặc biệt, nhờ vào hàm lượng tinh dầu cao, gỗ hương không bao giờ bị mối mọt, giúp bảo vệ bàn án gian khỏi các tác nhân gây hại trong thời gian dài.

Với đặc tính cứng, nặng và độ bền cao, gỗ hương giúp bàn án gian chịu lực tốt, giữ được dáng vẻ kiên cố, trường tồn qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cùng với đó là giá thành gỗ hương khá cao so với một số loại gỗ khác.

Gỗ gụ

Gỗ gụ là một loại gỗ quý hiếm, được sử dụng nhiều trong chế tác các sản phẩm nội thất cao cấp, đặc biệt là bàn án gian. Với đường kính thân cây lớn, gỗ gụ cho phép người nghệ nhân tạo ra những đồ thờ có kích thước lớn và bề thế. 

Điểm nổi bật của gỗ gụ là vân gỗ tinh tế, bề mặt gỗ sáng bóng, thớ gỗ thẳng và vân mịn, đẹp. Màu sắc ban đầu của gỗ gụ là màu vàng nhạt hoặc vàng trắng, sau một thời gian lưu trữ, gỗ gụ sẽ dần chuyển sang màu nâu thẫm.

Ngoài ra, gỗ gụ có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc rất tốt, giúp cho việc bảo quản bàn án gian trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, bàn án gian từ gỗ gụ sẽ giữ được vẻ đẹp hoàn hảo và bền vững qua nhiều năm, bất chấp tác động từ môi trường xung quanh.

Tuy nhiên do gỗ gụ là loại gỗ quý, nguồn cung hạn chế hơn so với nhiều loại gỗ khác nên bàn án gian chế tác từ gỗ gụ có sẽ có giá thành cao hơn. 

Bàn án gian bằng gỗ gụ tại làng nghề Sơn Đồng
Bàn án gian bằng gỗ gụ tại làng nghề Sơn Đồng

Gỗ vàng tâm

Chất gỗ vàng tâm nhẹ nhưng rất cứng và chắc, điều này mang lại độ bền cao và khả năng chịu lực tốt trong quá trình sử dụng. Nhờ vào đặc tính này, bàn án gian làm từ gỗ vàng tâm có thể tồn tại bền bỉ qua nhiều năm mà không lo bị cong vênh hay gãy mục.

Một điểm nổi bật khác của gỗ vàng tâm là hương thơm tự nhiên, dễ chịu. Hương thơm này giúp tạo không gian thanh tịnh, yên bình, giúp cho không gian thờ cúng trở nên trang nghiêm và thoải mái. Đồng thời, gỗ vàng tâm có khả năng chống mối mọt, chịu nước và chịu ẩm rất tốt, đảm bảo bàn án gian không bị hư hỏng hay mục nát dưới điều kiện khí hậu ẩm ướt hoặc thay đổi điều kiện môi trường. 

Bàn án gian bằng gỗ vàng tâm tại làng nghề Sơn Đồng
Bàn án gian bằng gỗ vàng tâm tại làng nghề Sơn Đồng

Vật liệu sơn

Sau khi người nghệ nhân Sơn Đồng đã hoàn thiện phần chạm khắc mộc, bước tiếp theo là lớp sơn hoàn thiện.

Sơn son thếp vàng

Sơn son thếp vàng là quá trình kết hợp giữa sơn màu đỏ tươi hoặc đen và thếp vàng lên những chi tiết như hoa văn, chữ viết kết hợp với phần vàng được làm bằng tay hoặc mạ vàng.

Loại sơn được sử dụng trong sơn son thếp vàng không phải là sơn công nghiệp thông thường mà là loại sơn chế từ nhựa cây sơn. Đặc tính của loại sơn này là bền và có độ bóng cao, giúp bề mặt án gian giữ được độ sáng lâu dài và không bị phai màu trong thời gian ngắn. Đặc biệt, trong đó có sơn ta là loại sơn bền nhất, giúp bảo vệ bề mặt bàn án gian khỏi các tác động của thời tiết và môi trường.

Thếp vàng là công đoạn trang trí quan trọng, yêu cầu kỹ thuật thủ công cao, được thực hiện bằng cách dán một lớp vàng mỏng lên bề mặt gỗ, đá, hoặc đồng. Vàng được sử dụng trong kỹ thuật này là loại vàng lá, vàng quỳ được dát mỏng, mang lại sắc vàng tự nhiên với ánh kim lấp lánh, bắt mắt, thể hiện sự trang nghiêm và tôn kính đối với tổ tiên. 

Bàn án gian sơn son thếp vàng
Bàn án gian sơn son thếp vàng

Sơn pu

Sơn pu là kiểu sơn công nghiệp, dùng để đánh bóng đồ nội thất nói chung và đồ thờ tâm linh nói riêng. Lớp sơn này thường được sử dụng để làm nổi bật đường vân của đồ gỗ. Chất liệu của sơn pu chủ yếu là hóa chất và màu, ở đây là chất tạo màu theo yêu cầu về màu sắc.

Sơn giả cổ

Sơn giả cổ là kỹ thuật thường được áp dụng trong chế tác bàn án gian để tạo nên vẻ ngoài mang đậm chất cổ kính, lịch sử. Kỹ thuật này sử dụng các phương pháp như chà nhám, sơn lót và sơn phủ PU. Bàn án gian sơn giả cổ mang đến không gian thờ cúng một cảm giác hoài niệm, trang nghiêm, vừa tôn lên giá trị thẩm mỹ, vừa trường tồn theo thời gian.

Một số mẫu bàn án gian chế tác tại làng nghề Sơn Đồng

09.jpg (204 KB)

10.jpg (158 KB)

an-gian51.jpg (110 KB)

an-gian52.jpg (80 KB)

an-gian66.jpg (52 KB)

angian54.jpg (98 KB)

angian55.jpg (103 KB)

angian56.jpg (72 KB)

ban-tho-cham-khac-dongian.jpg (73 KB)

ban-tho-nh-y-chan-quy.jpg (79 KB)

bantho-gia-tien-mau-dep.jpg (94 KB)

Photo11180925092016.jpg (46 KB)

Photo15473827022017.jpg (64 KB)

5/5 (1 bầu chọn)