Câu chuyện về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Lời nguyện của Địa Tạng Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo Đại Thừa, ngài là vị Bồ Tát với lòng từ bi vô hạn và nhận sứ mệnh cao cả đối với chúng sinh. Ngài được biết đến với lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong sáu cõi luân hồi, đặc biệt là những chúng sinh đang chịu khổ đau chốn địa ngục.
Theo truyền thuyết, khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết-bàn và trước khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh, Địa Tạng Bồ Tát đã phát lời thề nguyện: “Địa ngục không trống, thề không thành Phật” nghĩa là Ngài sẽ không chứng quả vị Phật cho đến khi tất cả chúng sinh trong địa ngục được giải thoát. Lời nguyện này thể hiện sự hy sinh và lòng từ bi sâu sắc của Ngài đối với chúng sinh, đặc biệt là những người đang chịu khổ đau dưới cõi U Minh. Khi đó, Ngài được xem là giáo chủ của cõi U Minh, là vị Bồ Tát đứng đầu trong việc cứu độ các chúng sinh chịu khổ dưới địa ngục.
Tiền thân và hòa thân của Địa Tạng Bồ Tát
Trước khi trở thành Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ngài là Hoàng tử thứ tư của Mẫu Lục Nương và Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hoàng tử được vua cha phong làm Phong Đô Đại Đế - vị thần có trách nhiệm quản lý địa ngục.
Trong khi tại vị, Ngài chứng kiến vô số cảnh chúng sinh bị đọa vào địa ngục vì những nghiệp chướng mà họ đã tạo ra. Nhìn thấy cảnh khổ đau vô tận đó, Ngài sinh lòng từ bi và thương cảm sâu sắc, mong muốn cứu độ những kiếp người này. Khi đó, Ngài quyết định từ bỏ thần vị và phát nguyện tu hành theo con đường của Bồ Tát để cứu độ chúng sinh.
Từ đó, Ngài đã hóa thân xuống trần gian, trải qua vô lượng kiếp tu hành. Mỗi hóa thân của Ngài dù khác nhau về hình hài, thân thế, hoàn cảnh nhưng điểm chung là luôn giàu lòng từ bi và vị tha, một lòng đưa chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ. Dưới đây là một số hóa thân tiêu biểu của Địa Tạng Bồ Tát:
- Vị Trưởng Giả: Địa Tạng Bồ Tát từng hóa thân thành một vị trưởng giả giàu có và được sự chỉ dạy của Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai.
- Người Nữ Dòng Bà La Môn: Trong một kiếp khác, Ngài hóa thân thành một người phụ nữ dòng Bà La Môn, có phúc đức và uy lực lớn, nhưng mẹ của Ngài không kính trọng Tam Bảo và tin vào tà giáo. Với lòng hiếu thảo, Ngài đã cầu nguyện và tu hành để mẹ được độ thoát. Nhờ sự gia trì của Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, mẹ Ngài thoát khỏi tà đạo. Sau sự kiện này, Ngài phát nguyện trước Phật sẽ mãi mãi cứu độ chúng sinh.
- Vị Vua Từ Bi Thương Dân: Trong một tiền kiếp khác, Địa Tạng Bồ Tát hóa thân thành một vị vua nhân từ, luôn chăm lo cho hạnh phúc và sự thịnh vượng của dân chúng. Trong kiếp này, Ngài được Đức Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai chỉ dạy.
- Thiếu Nữ Quang Mục: Dưới thời Đức Liên Hoa Mục Như Lai, Địa Tạng Bồ Tát đã hóa thân thành thiếu nữ Quang Mục.
- Hoàng Tử Kim Kiều Giác (Kim Kyo Gak): Một trong những hóa thân khác của Địa Tạng Bồ Tát là Hoàng tử Kim Kiều Giác, con trai của nhà vua nước Tân La (thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay). Khi lớn lên, hoàng tử từ bỏ ngai vàng để đi tu hành Bồ Tát đạo.
Hình ảnh và dáng vẻ Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát thường được miêu tả là một Tỳ kheo trọc đầu với vầng hào quang. Ngài cầm tích trượng để mở cửa các cõi và đánh tan đau khổ của chúng sinh, cùng ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, xua tan bóng đêm vô minh và soi đường cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ.
Tại Trung Quốc và Việt Nam, Địa Tạng thường được khắc họa ngồi thiền định trên tòa sen hoặc cưỡi linh thú Đế Thính – loài kỳ lân một sừng hoặc có hình dáng như sư tử tuyết Tây Tạng. Đế Thính có khả năng nghe thấu tiếng kêu cứu của chúng sinh khắp nơi, hỗ trợ Địa Tạng trong việc cứu độ các linh hồn bị đọa vào địa ngục.
Từng chi tiết gắn liền với Ngài như tích trượng, ngọc Như Ý và Đế Thính đều tượng trưng cho lòng từ bi và nguyện lực cứu khổ, cứu nạn vô biên.
Ý nghĩa thờ tượng Địa Tạng
Khi biết đến Địa Tạng Bồ Tát và quy y, cúng dường và đảnh lễ ngài, các Phật tử sẽ được ngài phù hộ và ban phát nhiều ân đức.
Trong cuộc sống hiện tại, Phật tử của Địa Tạng Bồ Tát sẽ đạt được các thành tựu như ý nguyện, gặp được nhiều điều may, tránh được điều rủi, có cuộc sống an nhàn, khỏe mạnh, tiêu trừ được bệnh tật, tội chướng, được quỷ thần phù hộ và bảo vệ. Đến kiếp sau, họ vẫn sẽ có được cuộc sống tốt đẹp, thân hình toàn vẹn và xinh đẹp, tránh khỏi kiếp nô lệ cơ cực, bần hàn.
Thậm chí, trong cuộc sống hàng ngày, nếu bạn ngủ mơ gặp phải ma quỷ, người lạ, người xấu hoặc những điều không may, quái ác, bạn có thể tụng kinh Địa Tạng để xua đuổi tà ma, mang lại bình yên cho cuộc sống.
Khi có người thân sắp lâm chung, Phật tử có thể niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát hoặc tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều việc thiện để tích đức cho họ khi chuyển thế. Đặc biệt, trong giai đoạn 49 ngày sau khi mất, Phật tử nên tụng kinh Địa Tạng trước anh linh của người quá cố để linh hồn của họ đến được địa phủ, an nghỉ và siêu thoát. Thậm chí, tụng kinh Địa Tạng cũng là một nghi thức giúp siêu độ, gặp lại vong linh người thân quá cố.
Một số mẫu tượng Địa Tạng chế tác tại làng nghề Sơn Đồng
Khi muốn nhận được các ân đức nêu trên, bên cạnh việc dâng lễ và tụng kinh Địa Tạng mỗi khi cần, bạn nên tụng kinh chăm chỉ và đều đặn, đặc biệt nếu tụng kinh trước tượng của ngài thì sẽ càng hiệu nghiệm, giúp bạn được quỷ thần phù trợ mọi lúc, mọi nơi.
Dưới đây là một số mẫu tượng Địa Tạng chế tác tại Đồ thờ Thông Hồng thuộc làng nghề Sơn Đồng - làng nghề chuyên chế tác đồ thờ có hàng trăm năm hình thành và phát triển.