Skip to content

Lưu ý để treo cửa võng nhà thờ họ đảm bảo thẩm mỹ và đúng phong thủy

Cửa vòng là phần không thể thiếu trong không gian nhà thờ họ. Gia chủ cần chọn và treo câu đối một cách cẩn thận để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian, đồng thời thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên.

Tại sao nên treo cửa võng trong không gian nhà thờ họ?

Treo cửa võng trong không gian nhà thờ họ mang ý nghĩa sâu sắc, không chỉ trong việc trang trí mà còn thể hiện giá trị văn hóa, tín ngưỡng và lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên.

Trước hết, cửa võng được xem như phần phân chia không gian thờ cúng với không gian bên ngoài, phân cách không gian tôn nghiêm dành cho tổ tiên với không gian sống hàng ngày. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với các vị được thờ cúng, tạo sự trang nghiêm và yên tĩnh trong khu vực thờ tự.

Ngoài ra, người Việt quan niệm rằng những người đã khuất cũng cần có nơi yên nghỉ tươm tất và trang nghiêm. Treo cửa võng là một cách để tạo nên sự cân bằng và hài hòa giữa hai thế giới - thế giới của người sống và thế giới của người đã mất. Cửa võng như một bức tường tượng trưng, giúp bảo vệ không gian thờ tự, giữ gìn sự yên bình, thanh tịnh cho chốn linh thiêng.

Treo cửa võng trong nhà thờ họ thể hiện sự tôn trọng đối với các vị được thờ cúng
Treo cửa võng trong nhà thờ họ thể hiện sự tôn trọng đối với các vị được thờ cúng

Các mẫu cửa võng đẹp thường được chạm trổ hoa văn tinh xảo mang đậm nét truyền thống như tứ linh, tứ quý hay hình ảnh lưỡng long chầu nguyệt, biểu trưng cho sự phồn vinh và cao quý. Những họa tiết này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn thể hiện ý nghĩa về lòng biết ơn, mong ước cuộc sống bình yên, may mắn, thịnh vượng. Việc trang trí công phu và tỉ mỉ của cửa võng cũng góp phần làm tăng thêm vẻ uy nghiêm, cổ kính cho không gian thờ tự.

Bên cạnh đó, treo các mẫu cửa võng đẹp trong nhà thờ họ còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền dạy cho thế hệ sau về lòng hiếu thảo và lòng biết ơn đối với tổ tiên. Qua những biểu tượng, hoa văn trên cửa võng, con cháu được nhắc nhở về việc giữ gìn truyền thống gia đình, luôn hướng về cội nguồn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Một số lưu ý treo cửa võng nhà thờ họ

Khi treo cửa võng trong nhà thờ họ, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo sự hài hòa, trang nghiêm và phù hợp với phong thủy cũng như giá trị tâm linh của không gian thờ tự.

Chất liệu và kết cấu

Cửa võng thường được làm từ gỗ tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ quý như gỗ gụ, gỗ mít, gỗ hương để đảm bảo độ bền cao và giá trị lâu dài. Việc chạm khắc cửa võng gỗ mít, gỗ gụ,... phải được thực hiện thủ công với độ tinh xảo cao, đảm bảo sự liên kết liền mạch giữa các họa tiết hoa văn. 

Cửa vòng gỗ mít
Cửa vòng gỗ mít

Màu sắc

Nhà thờ họ là nơi tôn nghiêm, vì vậy, khi chọn màu sắc cho cửa võng, nên tránh các màu quá rực rỡ, chói mắt, ưu tiên các gam màu trầm và ấm như nâu, vàng nhạt hoặc để vân gỗ tự nhiên và phủ pu. Các mẫu cửa võng sơn son thếp vàng cũng được sử dụng rất phổ biến để tăng thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng và trang trọng cần có trong không gian thờ cúng.

Kích thước cân đối

Cửa võng ít khi được làm sẵn mà thường được thiết kế và thi công theo yêu cầu, dựa trên các thông số cụ thể của không gian thờ. Kích thước của cửa võng cần được thiết kế dựa trên chiều cao và độ rộng của không gian thờ, đặc biệt là lối ra vào. 

Thông thường, cửa võng sẽ có độ rộng tương ứng với chiều dài của bức đại tự treo phía trên, nhằm tạo sự cân đối và thống nhất cho không gian thờ. Do đó, gia chủ cần thuê thợ lành nghề để đảm bảo đo đạc kỹ lưỡng, chính xác kích thước của cửa võng trước khi chế tác, từ đó giúp việc treo cửa võng thuận lợi hơn.

Đo đạc kích thước cửa võng sao cho phù hợp với không gian nhà
Đo đạc kích thước cửa võng sao cho phù hợp với không gian nhà

Điều này đảm bảo cửa võng phù hợp với kiến trúc và kích thước của từng nhà thờ họ. Đơn vị thi công sẽ đo đạc chiều cao, chiều rộng của ngôi nhà, cũng như khoảng cách từ bàn thờ đến trần nhà để thiết kế cửa võng vừa vặn, tạo nên sự hài hòa tổng thể.

Cửa võng đặc biệt phù hợp với kiến trúc nhà ba gian với không gian thờ nằm chính giữa ngôi nhà. Treo cửa võng tại vị trí trung tâm gian thờ tạo nên điểm nhấn quan trọng, tôn lên vẻ uy nghi và cổ kính của không gian. Đồng thời, cửa võng giúp phân chia không gian giữa khu vực thờ cúng và không gian sinh hoạt bên ngoài một cách tinh tế.

Vị trí lắp đặt

Các mẫu cửa võng đẹp thường được lắp ở phía trước bàn thờ, ở giữa hai bức vách hoặc cột nhà, tạo hình võng xuống. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và phong thủy của nhà thờ, cửa võng không được treo quá thấp khiến người bên dưới có thể với tới, nhưng cũng không nên treo quá cao. Khoảng cách lý tưởng từ cửa võng đến trần nhà là từ 50 – 70cm, tạo sự hài hòa và dễ nhìn. Điều này đặc biệt quan trọng để tạo nên không gian thờ tự trang trọng và linh thiêng.

Hài hòa với bài trí không gian thờ

Cửa võng cần được lắp đặt sao cho hài hòa và cân đối với các món đồ nội thất khác trong phòng thờ như bàn thờ, hoành phi, câu đối. Bức hoành phi câu đối thường được treo cần đối với cửa võng để tạo nên tổng thể thống nhất. 

5/5 (1 bầu chọn)