Án gian thờ là một trong những mẫu bàn thờ gia tiên, đình chùa, từ đường dòng họ... nổi bật sự tinh tế, mềm mại, cổ kính, trang nghiêm trong không gian thờ cúng có chạm khắc họa tiết cầu kỳ, tinh tế và sơn son thếp vàng. Án gian thờ là nơi để thế hệ sau tưởng nhớ về cội nguồn, thế giới thu nhỏ của người đã khuất và đây cũng là nơi để con cháu thể hiện lòng thành kính sâu sắc tới ông bà tổ tiên của mình.
Chất liệu đóng án gian thờ
Những loại gỗ thường được dùng để đóng án gian thờ thông dụng nhất như: Gỗ Dổi, Gỗ Mít, Gỗ Gụ…có rất nhiều loại.Nhưng khách hàng lựa chọn nhiều nhất vẫn là án gian thờ gỗ mít bởi:
Gỗ Mít rất dễ tìm có ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam, thớ mềm, không nứt, lại nhẹ ít cong vênh, mặt gỗ lại mịn, dễ chạm khắc, không bị mối mọt và có tuổi thọ rất lâu hàng chục hoặc hàng trăm năm. Từ thời xưa, chỉ những gia đình có chức sắc, giàu có, quyền quý mới có thể sử dụng được các đồ thờ bằng gỗ mít. Nên loại gỗ này biểu tượng cho sự giàu sang và phú quý.
Về đường nét hoa văn có nhiều loại như chạm khắc tứ linh, mai điểu, hồng điểu, tứ quý, đục chiện…
Án gian thờ được sử dụng rộng rãi khắp cả nước có thể bắt gặp ở các hộ gia đình, trong các gian thờ tại đền, đình, chùa và trong các nhà thờ họ, từ đường.
Kích thước lỗ ban
Hiện nay, trên thị trường đang duy trì 3 loại thước lỗ ban chứ không phải chỉ có 1 như chúng ta vẫn thường nghĩ. Thước lỗ ban có công dụng vô cùng hữu ích trong việc chọn kích thước cho một đồ dùng nào đó. Ví dụ: Bạn muốn đóng bàn thờ chiều cao 1m75 mà không biết chiều rộng, chiều sâu phù hợp thì khi đó thước lỗ ban sẽ giúp bạn chọn được đầy đủ bộ kích thước hợp lý vừa đảm bảo thẩm mỹ và đảm bảo về mặt phong thủy.
Có 3 thước lỗ ban đang được sử dụng phổ biến:
- Thước lỗ ban 52,2cm: Dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy trong nhà như: Ô cửa sổ, ô thoáng, cửa chính, cả đi, cửa sổ…
- Thước lỗ ban 42,9cm: Dùng để đo khối đặc, các chi tiết trong nhà, đồ đạc nội thất: Kích thước giường tủ, bệ bếp, bậc…
- Thước lỗ ban 38,8cm: Dùng để đo kích thước âm trạch: Mồ mả, tiểu, quách, bàn thờ…
Như vậy, khi khách hàng đến đặt đóng bàn thờ thì người thợ thủ công sẽ sử dụng thước lỗ ban 38.8 cm.
Sự khác nhau giữa án gian thờ và các loại bàn thờ khác:
- Án gian thờ
Thiết kế của bàn án gian thờ khá đặc sắc thể hiện ở đường nét chạm trổ mảnh mai, tinh xảo, cầu kỳ, sơn son thếp vàng.
Án gian thờ có nhiều loại: mẫu án gian mai điểu, mẫu án gian tứ linh hóa, mẫu án gian ngũ phúc... thường được làm theo lối chân quỳ, chân đứng.
- Tủ thờ
Phần dưới của tủ thờ thường được thiết kế là tủ để đồ, bên trên là ngăn kéo, khi thờ thì sẽ được kéo ra để bày đồ lễ, tủ thờ được chạm khắc các hoa văn tinh tế, phong phú nhưng vẫn mang nét trang nghiêm, tủ thường được chạm tứ linh, tứ quý...
- Ô xa thờ
Bàn thờ ô xa thiết kế đầy tinh xảo với nhiều ô kính, bên trong các ô kính là các hoa văn họa tiết tinh tế, tủ được sơn son thiếp vàng hay được sơn son thếp bạc phủ hoàng kim, giúp giữ được nét đẹp của các đường nét chạm khắc.
- Sập thờ
Sập thờ được thiết kế với kích thước khá to, và thường được sử dụng trong không gian thờ cúng lớn, thông thường bộ đôi đi kèm với sập thờ là bàn thờ nhỏ (bàn cúng cơm). Họa tiết sập thờ chủ yếu là, hoa sen, tứ linh, mai điểu, chân sập thường lớn có đường kính: 18, 20, 22, 25cm.
- Bàn thờ chấp tải
Bàn thờ chấp tải thường được sử dụng trong những không gian có diện tích rộng, đường nét hoa văn tinh xảo, thường được trạm trổ giống như 1 bức tranh. Bàn thờ chấp tải là mẫu bàn thờ mang dáng vẻ tôn nghiêm cho không gian thờ cúng.
Nếu quý khách có nhu cầu chạm khắc Án gian thờ, vui lòng liên hệ Đồ Thờ Thông Hồng để được tư vấn đặt Án gian thờ đẹp.
Hân hạnh phục vụ quý khách.