Skip to content

Ngựa gỗ thờ trong văn hóa tâm linh người Việt

Ngựa gỗ thờ được coi là linh vật phục vụ việc đi lại của các vị thần linh giữa dương gian và âm phủ. Ngựa cũng là biểu tượng của sức mạnh, sự phát triển mạnh mẽ và thành công trong cuộc sống.

Ngựa trong văn hóa tâm linh của người Việt

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, ngựa là một con vật thông minh và nhanh nhẹn, mang theo những giá trị tinh thần sâu sắc. Ngựa từ lâu đã được xem là người bạn đáng tin cậy của con người từ xa xưa, xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, hỗ trợ việc đồng áng, vận chuyển, đi lại,... cũng như xông pha trận mạc.

Theo quan niệm người xưa, ngựa là biểu tượng của sự thông minh, sự nhanh nhẹn và trung thành tận tụy. Đồng thời, hình ảnh của ngựa cũng là biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng, thăng tiến và thành công. Trong văn hóa tâm linh, ngựa được xếp vào nguyên lý Dương của tự nhiên, với bản tính hăng hái, sung mãn và mạnh mẽ. Trong văn hóa của một số vùng miền, ngựa còn là biểu tượng đại diện cho mặt trời, tượng trưng cho yếu tố hỏa và sức mạnh vĩ đại.

Ngày xưa, ngựa được coi là biểu tượng của phú quý và quyền lực, thường chỉ dành cho bậc quan chức. Từ thời nhà Lý, các trạng nguyên được trao mũ áo và võng ngựa vinh quy, thể hiện sự vinh quang và hãnh diện. 

Ngựa gỗ thờ đại diện cho sự giàu sang, phú quý
Ngựa gỗ thờ đại diện cho sự giàu sang, phú quý

Trong văn hóa tâm linh, ngựa còn là phương tiện đi lại của cho các vị thần linh khi các Ngài đi giảng đạo, đi chầu,... Theo dân gian truyền lại, khi các vị thần phật giáng thế, tham gia đánh trận dẹp loạn hoặc đi muôn nơi tạo phúc cho dân, họ luôn rong ruổi trên lưng ngựa nên do đó, khi đã về trời, hình ảnh của các vị thần luôn gắn với hình ảnh con ngựa.

Vì những lẽ trên, hình tượng của con ngựa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, được thể hiện qua lịch sử, văn hóa dân gian và nghệ thuật. Các công trình kiến trúc cổ thường khắc họa hình ảnh của ngựa được thần thánh hóa, trở thành những linh vật thờ tự tại các di tích lịch sử văn hóa cùng với những linh vật huyền thoại khác.

Ý nghĩa tâm linh thờ tượng ngựa gỗ

Tục thờ tượng Ông ngựa đã tồn tại rất lâu đời, phổ biến tại các am, miếu và đền đài, là một phần không thể thiếu của truyền thống tôn giáo và tâm linh. Tượng ngựa gỗ thờ không chỉ đơn thuần là một biểu tượng gần gũi với con người trong cuộc sống hàng ngày, mà còn mang theo những ý nghĩa sâu sắc về sự luân hồi và những mặt đối lập trong vũ trụ. 

Truyền thống thờ tượng ngựa gỗ phản ánh niềm tin về sự may mắn và hạnh phúc, người xưa đã quan niệm rằng khi mơ thấy ngựa, bạn sẽ gặp được điều may mắn hoặc sẽ gặp được người giúp đỡ.

Theo quan niệm dân gian, ngựa là phương tiện của các vị thần linh khi các Ngài đi chầu hoặc đi hành đạo giữa dương gian và âm phủ. Do đó, khi xây dựng am, miếu và thiết kế đền thờ các vị thần, người ta thường phải đặt đôi ngựa gỗ thờ để thể hiện của lòng thành kính và tôn trọng đối với các vị thần, mong ước được các vị hiển linh phù hộ độ trì và có cuộc sống bình an, gặp nhiều may mắn. Do đó, tượng ngựa gỗ thờ đã trở thành đồ thờ tâm linh không thể thiếu tại các am, cảnh, miếu, đình chùa.

Ngựa gỗ thờ thường có hai màu sắc chủ đạo là đỏ và trắng, ngoài ra cũng có nơi thờ tượng Ông ngựa màu đen, mỗi màu sắc đều mang theo ý nghĩa đặc biệt đối với một vị thần hoặc một khía cạnh tâm linh khác nhau. 

Ngựa gỗ thờ màu đỏ

Tượng ngựa gỗ thờ màu đỏ thường được đặt tại không gian thờ các vị Tôn Quan (bao gồm 6 vị: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, Đệ Ngũ và Đệ Nhị Ngoại) để các vị chu du và hành đạo. Người dân thường đặt cặp ngựa màu đỏ để thờ trước điện cho các vị.

Bởi vì bậc thánh nhân ở cõi trên thường có khả năng biến hóa phi thường, nên linh vật cưỡi của họ cũng sẽ có những đặc điểm đặc biệt. Ngựa đỏ của các vị Tôn Quan thường có đôi cánh để biểu thị khả năng bay lượn và sự cao quý của các vị thần.

Ngựa gỗ thờ màu trắng

Tượng ngựa gỗ thờ màu trắng thường được thấy tại nơi thờ các vị thần cậu ngoại càng (hay còn gọi là quan thần nhỏ),phổ biến nhất tại các am miếu dành riêng cho thờ cậu. Tượng ngựa gỗ thờ màu trắng được các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng chạm khắc có hình dáng giống như những con ngựa bình thường với đầy đủ tứ chi, dây cương và dắt thêm đao kiếm bên mình. Trong văn hóa tâm linh, ở cõi trung thiên, ngựa trắng là ngựa để ra chiến trận nên tượng ngựa gỗ thờ màu trắng thường được chạm khắc đầy đủ vũ khí và yên ngựa.

Ở Huế, người dân thường thờ tượng Ông ngựa trắng tại các am miếu ngoài trời. Khi cúng các cậu tại đây, người dân thường mang theo trứng gà sống, nem, thuốc lá và rượu làm lễ cúng. 

Ngựa gỗ thờ màu trắng
Ngựa gỗ thờ màu trắng

Ngựa gỗ thờ màu đen

Bên cạnh tượng ngựa gỗ thờ màu đỏ và trăng, còn có ngựa gỗ thờ màu đen được thờ chủ yếu ở Huế. Người dân ở Huế đặt tượng Ông ngựa màu đen tại các am đền thờ ông Chiêm Thành vì theo quan niệm của họ, người Chiêm từ xa xưa đã sinh sống ở Huế. Ngoài ra, trên mỗi cái am, họ còn thờ ngựa xanh lục cho Thái tử Đông Cung và ngựa vàng cho Ngài đệ nhị. Dù có sự khác biệt về màu sắc, những con ngựa này đều được coi là phương tiện đi lại của các vị thần.

Khi thờ ngựa đen, người dân Huế thường dâng lễ  bao gồm khoai nướng, thịt heo quay và xôi đậu đen để cúng ông Chiêm Thành, thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với ông và các vị thần.

Một số mẫu ngựa gỗ thờ tại Đồ thờ Thông Hồng

tuong-ong-ngua-tho-1.jpg (119 KB)

tuong-ong-ngua-tho-10.jpg (45 KB)

tuong-ong-ngua-tho-9.jpg (137 KB)

tuong-ong-ngua-tho-8.jpg (55 KB)

tuong-ong-ngua-tho-11.jpg (210 KB)

5/5 (1 bầu chọn)