Skip to content

Ý nghĩa tượng Hộ Pháp - Hai vị thần đại diện cho Thiện và Ác

Tượng Hộ Pháp là đại diện cho hai vị thần Khuyến Thiện và Trừng Ác chấn giữ không gian thờ cúng, giúp mang lại điềm lành và hóa giải điềm xấu cho người thờ cúng.

Đôi nét về hai vị Hộ Pháp

Hộ Pháp là vị thần trong Phật giáo Việt Nam với vai trò bảo vệ Phật Từ và Phật Pháp. Các vị Hộ Pháp của Phật giáo Việt Nam bao gồm Phạm Thiên, Kiên Lao, Đế Thích, Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, Địa Kỳ,... Tuy nhiên, được thờ phụng phổ biến nhất trong nội thất đình chùa là hai vị Hộ Pháp Khuyến Thiện và Trừng Ác. Trong kinh Phật, các vị Hộ Pháp thường được gọi chung là Tôn Thiên Bồ Tát, Vi Đà Hộ Pháp hoặc Vi Đà Bồ Tát.

  • Tượng Hộ Pháp Khuyến Thiện, hay được gọi là ông Thiện, thường được tô mặt trắng, mang nét mặt hiền lành, thanh thản. Vị Hộ Pháp này thường được đặt ở bên tay trái của bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra). Ông Thiện thường cầm một viên ngọc thiện tâm, được coi là báu vật của Phật tử, nhằm hướng mọi người tới những điều tốt đẹp, thiện lành.
Tượng Hộ Pháp Khuyến Thiện
Tượng Hộ Pháp Khuyến Thiện
  • Tượng Hộ  Trừng Ác thường được tô mặt đỏ, nét mặt thể hiện sự giận dữ. Tượng được đặt bên tay phải của bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra). Vị Hộ Pháp này có thể mang theo vũ khí để trừng trị những kẻ có tâm địa xấu xa, nhằm răn đe mọi người tránh xa con đường sa ngã. 
Tượng Hộ Pháp Trừng Ác
Tượng Hộ Pháp Trừng Ác

Hộ Pháp là các Thiện Thần tự nguyện hộ trì Phật pháp, tức là hỗ trợ và duy trì sự tồn tại của Phật pháp. Các vị Hộ Pháp thường xuất hiện tại các đạo tràng, chùa chiền, tháp Phật, kinh điển và trong lễ thọ trì Kinh. Hình tượng của các vị Hộ Pháp thường được tạo dựng to lớn, oai vệ như Thiên Tướng. Dân gian thường có câu "to như ông Hộ Pháp" nhằm liên tưởng đến sự oai vệ và uy phong. Các vị Hộ Pháp thường mặc áo giáp trụ, đội mũ Thiên Tướng và cầm các loại vũ khí như Chày Kim Cang, Bảo kiếm, Bảo xử... 

Hai vị Hộ Pháp được tạc tượng theo hình ảnh của các võ sĩ cổ, mặc áo giáp và đội mũ. Một vị cầm một viên ngọc, trong khi vị kia cầm binh khí. Trong thiết kế đền thờ, chùa chiền ở miền Bắc, hai vị Hộ Pháp thường được khắc họa trong tư thế đứng hoặc ngồi trên lưng sấu - một loại sư tử trong thần thoại. Trong khi đó, ở các chùa ở miền Nam, hai vị thường được khắc họa hình ảnh đứng cưỡi trên lưng rồng hoặc trên đám mây.

Ý nghĩa tâm linh thờ tượng Hộ Pháp

Thờ tượng Hộ Pháp trong chùa hoặc tại gia thể hiện ý nghĩa tâm linh sâu sắc, hai vị thể hiện cho sự đối lập giữa Thiện và Ác trong cuộc sống và tâm hồn con người.

Ngoài ra, người xưa còn tin rằng, Khuyến Thiện và Trừng Ác còn đại diện cho là hai mặt tâm hồn và thể xác của mỗi con người.

  • Khuyến Thiện là tượng Hộ Pháp biểu tượng cho tâm hồn, tình cảm và lòng yêu thương. Khuyến Thiện được khắc họa với nụ cười hiền hậu, mang lại cảm giác thanh thản và sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Theo đạo Phật, ông là người bảo vệ và hỗ trợ những người có tâm hồn trong sáng, đạo đức và nhân cách cao đẹp.
  • Trong khi đó, Trừng Ác đại diện cho thân xác, sức khỏe và sự mạnh mẽ. Người nghệ nhân thường khắc họa Trừng Ác với sức mạnh phi thường, thân hình vạm vỡ và khả năng chiến đấu uyển chuyển. Theo đạo Phật, ông là người bảo vệ và hỗ trợ những người có sức khỏe, sức mạnh và lòng dũng cảm.

Thờ tượng Hộ Pháp không chỉ là biểu tượng tín ngưỡng mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, bảo vệ chốn thờ phụng linh thiêng khỏi sự xâm nhập của ma quỷ, những nguồn năng lượng xấu và những kẻ có ác tâm.

Tượng Hộ Pháp nhắc nhở con người về ý nghĩa của việc sống hiền lành, có lòng bao dung, vị tha và nhắc nhở về quả báo bị thần trừng phạt khi làm điều ác. Những người hiền lành, thật thà sẽ có được sự bảo hộ của các vị Thiện Thần, trong khi làm điều ác thì sẽ bị các vị Ác Thần trừng phạt tương ứng với tội lỗi mà mình đã gây ra. 

Tượng Hộ Pháp
Tượng Hộ Pháp

Ngoài ra, một số mẫu tượng Hộ Pháp nhỏ cũng được gia chủ thờ cúng cùng các tượng Phật và đồ thờ tâm linh khác trong không gian thờ cúng gia tiên tại gia đình nhằm bảo vệ người thân khỏi hiểm nguy và tai họa. Điều này cũng thể hiện cho niềm tin của con người vào sức mạnh bảo hộ của các vị thần linh.

Lưu ý khi thờ tượng Hộ Pháp

  • Tượng Hộ Pháp có thể đặt ở nhiều không gian thờ cúng như chùa, điện, nhà thờ tổ tiên hoặc phòng thờ gia đình.
  • Đặt tượng Hộ Pháp ở trước hai bên cửa ra vào Tiền đường, mỗi vị đứng một bên để chấn giữ. Tuy nhiên, tùy theo tín ngưỡng và văn hóa của từng vùng miền mà cách đặt tượng Hộ Pháp có thể khác nhau.
  • Đặt tượng theo hướng tốt có thể mang lại nhiều điều may mắn, thuận lợi và thành công cho gia chủ. Còn nếu đặt tượng theo hướng xấu có thể giúp che chở và hóa giải những điều không may xâm nhập vào gia đình.
  • Gia chủ cần giữ gìn tượng Hộ Pháp và khu vực xung quanh tượng sạch sẽ bằng cách lau dọn thường xuyên và tránh để bụi phủ dày để giữ gìn chất lượng tượng và đảm bảo tính tôn nghiêm và linh thiêng của không gian thờ.
Cần giữ gìn không gian thờ tượng Hộ Pháp luôn sạch sẽ
Cần giữ gìn không gian thờ tượng Hộ Pháp luôn sạch sẽ
5/5 (1 bầu chọn)