Skip to content

Vị trí đặt tượng La Hán để có được cát lợi và bình an

Thờ tượng Phật tại nhà có thể mang tới bình an, may mắn và thành công cho gia chủ. Khi đó, gia chủ cần xem xét các yếu tố như phong thủy, bản mệnh,... để lựa chọn vị trí thỉnh tượng phù hợp.

Thân thế của các vị La Hán trong Phật giáo

Trong Phật giáo, La Hán (A-la-hán) là những vị đã đạt đến trạng thái Niết Bàn, chấm dứt mọi phiền não và thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Các vị La Hán được coi là những bậc thánh nhân cao quý, có trách nhiệm bảo vệ và duy trì giáo pháp của Đức Phật trong thế gian cho đến khi Đức Phật Di Lặc ra đời.

Mỗi vị La Hán lại có những câu chuyện và thân thế khác nhau, từ đó truyền tải những thông điệp và bài học răn dạy chúng sinh. Trong các chùa, tượng 18 vị La Hán thường được thờ phụng như biểu tượng của sự giác ngộ và bảo hộ cho Giáo pháp. Hình tượng của họ được thể hiện với nhiều hình dáng và cử chỉ khác nhau, mỗi vị La Hán đại diện cho một khía cạnh trong con đường tu tập và giác ngộ của Phật giáo.

Hình ảnh tượng La Hán
Hình ảnh tượng La Hán

18 vị La Hán bao gồm:

  1. Tân Đầu Lô Tôn Giả - Tọa Lộc La Hán
  2. Già La Già Phạt Tha Tôn Giả - Khánh Hỷ La Hán
  3. Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả - Cử Bát La Hán
  4. Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán
  5. Nặc Cự La Hán - Tĩnh Tọa La Hán
  6. Bạt Đà La Hán - Quá Giang La Hán
  7. Già Lý Già Tôn Giả - Kỵ Tượng La Hán
  8. Đốc La Phật Đa La Tôn Giả - Tiếu Sư La Hán
  9. Tuất Bác Già Tôn Giả - Khai Tâm La Hán
  10. Bán Thác Già Tôn Giả - Thám Thủ La Hán
  11. Hầu La Tôn Giả - Trầm Tư La Hán
  12. Na Già Tê Na Tôn Giả - Khoái Nhĩ La Hán
  13. Yết Đà Tôn Giả - Bố Đại La Hán
  14. Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán
  15. A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán
  16. Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán
  17. Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán
  18. Di Lặc Tôn Giả - Phục Hổ La Hán

Tại sao nên thờ tượng 18 vị La Hán?

Thờ tượng 18 vị La Hán là một truyền thống phổ biến trong văn hóa Phật giáo, không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà còn liên quan đến yếu tố phong thủy và tâm linh. Mỗi vị La Hán đều đại diện cho một tư duy, phẩm chất và con đường tu tập khác nhau. Khi thờ tượng 18 vị La Hán, người tu hành không chỉ thể hiện sự tôn kính đối với các bậc thánh nhân, mà còn có thể kết nối và học hỏi những phẩm chất đặc biệt của mỗi vị, tùy theo ước nguyện và mong muốn của bản thân.

Thờ tượng La Hán giúp đem lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình
Thờ tượng La Hán giúp đem lại may mắn và hạnh phúc cho gia đình

Ngoài giá trị tôn giáo, thờ 18 vị La Hán còn mang ý nghĩa phong thủy vô cùng quan trọng. Theo quan niệm phong thủy, số 18 được coi là con số may mắn, tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc. 

Thờ tượng La Hán không chỉ mang lại sự bảo hộ cho người tu hành mà còn giúp tạo ra dòng chảy năng lượng tích cực, đem lại sự bình an, may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Hình tượng các vị La Hán cũng là lời nhắc nhở con người nên sống thiện tâm, tích đức, làm điều lành, tránh điều xấu.

Thờ tượng 18 vị La Hán trong nhà hay nơi làm việc có thể giúp trấn áp năng lượng tiêu cực, bảo vệ gia chủ khỏi những tai ương và mang lại sự cân bằng trong cuộc sống. Sự hiện diện của các vị thánh nhân trong không gian sống giúp gia chủ có thêm niềm tin vào sự che chở và bảo vệ từ các bậc giác ngộ.

Vị trí đặt tượng La Hán đúng phong thủy, mang lại cát lợi và bình an

Tượng La Hán không chỉ được đặt trang nghiêm tại chùa, mà còn được nhiều người thỉnh về nhà để thờ cúng để mang lại sự bình an và thịnh vượng. Khi thờ tượng La Hán trong nhà, gia chủ cần lựa chọn vị trí, ngũ hành và cung mệnh cẩn thận và kỹ lưỡng, cần thiết có thể hỏi thầy phong thủy, để mang lại cát lợi và bình an, hóa giảm điểm xấu, mang lại điềm lành.

Khi đặt trong nội thất đình chùa, người ta thường thỉnh các mẫu tượng có kích thước lớn do không gian tại chùa thường khá rộng rãi và thoáng. Trong khi đó, không gian thờ tại nhà thường hạn chế hơn nên khi lựa chọn tượng La Hán thỉnh về nhà, gia chủ nên cân nhắc lựa chọn kích thước tượng hợp lý để hài hòa với không gian thờ.

Đặt tượng La hán tại các vị trí như phòng khách hoặc nơi làm việc giúp đem lại may mắn
Đặt tượng La hán tại các vị trí như phòng khách hoặc nơi làm việc giúp đem lại may mắn

Tượng La Hán nên đặt ở các vị trí như phòng khách hoặc nơi làm việc, nơi mọi người thường xuyên lui tới, giúp lan tỏa năng lượng tích cực. Hai vị trí phù hợp nhất là tại phòng khách và phòng thờ:

  • Phòng khách là không gian trung tâm của ngôi nhà, nơi đón nhận và lưu chuyển các nguồn năng lượng. Đặt tượng tại đây giúp thu hút năng lượng tích cực, hóa giải sát khí, đồng thời mang đến cát lợi và bình an cho gia đình.
  • Phòng thờ là không gian trang nghiêm, phù hợp để thỉnh tượng La Hán. Đặt tượng tại đây giúp gia tăng sự linh thiêng và bảo vệ cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình.

Khi thỉnh tượng La Hán về nhà, gia chủ cần chuẩn bị vị trí đặt tượng cao hơn mặt sàn ít nhất là 1 mét, thường là bàn hoặc tủ thờ riêng, và hướng tượng ra phía ngoài cửa. Cần lưu ý tránh đặt tượng ở trên mặt sàn, không đặt tượng ở những nơi tối tăm hoặc hướng vào những không gian riêng tư như phòng tắm, phòng ngủ.

Thông thường khi đặt tại chùa, người ta sẽ xếp các bức tượng La Hán thánh 2 hàng đối diện nhau, mỗi bên 9 vị. Khi sắp xếp, cần đặt lần lượt các tượng theo thứ tự từ 1 đến 18 như đã nêu ở trên.

5/5 (1 bầu chọn)